Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?
- Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?
- Quy định về chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất?
- Nội dung, mức chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất?
Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?
Đối với quy định về mức chi cụ thể của Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thì tại Điều 13 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
- Chi tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường cho người tham gia dự án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
- Chi chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý, chất lượng đồng bộ; quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: Mức hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP trong phạm vi mức hỗ trợ của dự án/kế hoạch liên kết và dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
- Chi hỗ trợ dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm
Nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, đề án có liên quan. Mức hỗ trợ thực hiện theo các quy định hiện hành về dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm.
- Chi hỗ trợ vật tư, nguyên liệu, công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi: Mức hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP trong phạm vi mức hỗ trợ một (01) dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất, dự toán được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 9 Điều 4 Thông tư này.
- Chi hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chi phí thiết lập mà truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Mức hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, mô hình, kế hoạch liên kết quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP trong phạm vi mức hỗ trợ dự án, mô hình, kế hoạch liên kết và dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?
Quy định về chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất?
Đối với quy định về chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất thì tại điểm a khoản 7 Điều 13 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất: Mức tối đa 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt tương ứng với từng nguồn vốn (không bao gồm các khoản tài trợ bằng hiện vật và các khoản tài trợ có địa chỉ, mục đích cụ thể hoặc các khoản tài trợ mà nhà tài trợ không đồng ý trích chi phí quản lý);
Nội dung, mức chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất?
Về nội dung, mức chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất thì tại điểm b khoản 7 Điều 13 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể là:
- Chi nghiên cứu, lập dự án và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất; xây dựng dự án nhân rộng và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất đã được thử nghiệm thành công: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-KHCN;
- Chi khảo sát, xác định, lựa chọn địa bàn thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất, lựa chọn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) và các hộ khác có nhu cầu, điều kiện để tham gia dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC;
- Chi triển khai, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC;
- Chi các nội dung khác về quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất (nếu có) theo thực tế phát sinh.
Thông tư 46/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?