Động đất là gì? Các biện pháp cơ bản nào được sử dụng để ứng phó đối với những trận động đất?

Động đất là gì? Các biện pháp cơ bản nào được sử dụng để ứng phó đối với những trận động đất? - Câu hỏi của chị Thảo tại Đồng Tháp

Động đất là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) có quy định:

- Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Đồng thời, căn cứ khoản 33 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:

Động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.

Theo đó, động đất là 1 trong những hiện tượng thiên tai tự nhiên bất thường. Cụ thể đây là hiện tượng rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.

Động đất là gì? Các biện pháp cơ bản nào được sử dụng để ứng phó đối với những trận động đất?

Động đất là gì? Các biện pháp cơ bản nào được sử dụng để ứng phó đối với những trận động đất? (Hình từ Internet)

Có mấy cấp độ rủi ro thiên tai do động đất?

Căn cứ Điều 55 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:

Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp V đến cấp VI, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực nông thôn, khu vực đô thị.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện; hoặc cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII xảy ra ở khu vực nông thôn.
4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII, xảy ra ở khu vực đô thị hoặc khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện.
5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được lớn hơn cấp VIII, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, động đất được chia thành 5 cấp độ rủi ro thiên tai như sau:

- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp 5đến cấp 6, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp 6 đến cấp 7, xảy ra ở khu vực nông thôn, khu vực đô thị.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp 6 đến cấp 7, xảy ra ở khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện; hoặc cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp 7 đến cấp 8 xảy ra ở khu vực nông thôn.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp 7 đến cấp 8, xảy ra ở khu vực đô thị hoặc khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được lớn hơn cấp 8, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Biện pháp cơ bản ứng phó đối với động đất là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 24 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) có quy định như sau:

Các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai
Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây:
...
4. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với động đất, sóng thần được quy định như sau:
a) Chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn khi xảy ra động đất;
b) Chủ động sơ tán ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của sóng thần;
c) Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương;
d) Bố trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho người dân bị ảnh hưởng;
đ) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.

Theo đó, biện pháp cơ bản ứng phó đối với động đất gồm:

- Chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn khi xảy ra động đất;

- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương;

- Bố trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho người dân bị ảnh hưởng;

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.

Động đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Như thế nào gọi là động đất?
Pháp luật
Dự báo 45 vùng nguồn phát sinh động đất và 09 vùng nguồn phát sinh sóng thần trên khu vực Biển Đông Việt Nam năm 2022?
Pháp luật
Nội dung tin động đất bao gồm những gì? Hiện tượng động đất đạt độ lớn bao nhiêu thì được cảnh báo trên bản tin?
Pháp luật
Động đất là gì? Các biện pháp cơ bản nào được sử dụng để ứng phó đối với những trận động đất?
Pháp luật
Động đất 5 độ richter có mạnh không? Động đất 5 độ richter gây ảnh hưởng như thế nào? Có gây chết người không?
Pháp luật
Thiên tai động đất là gì? Thiên tai động đất có được dự báo trước hay không? Rủi ro thiên tai động đất nặng nhất là rủi ro cấp độ mấy?
Pháp luật
Vị trí nguồn phát sinh ra động đất? Các mức độ chấn động mặt đất do động đất được xác định như thế nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả động đất cần đảm bảo những nguyên tắc gì? Cơ quan đầu mối về hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả động đất là cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Động đất
12,689 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Động đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Động đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào