Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng? Nguồn vốn thực hiện lấy từ đâu?
Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai là gì?
Theo tiểu mục 1 Mục VIII Quyết định 171/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 quy định trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan như sau:
(1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực Đề án, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách, quy định nhằm nâng cao chất lượng rừng;
- Ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật nâng cao chất lượng rừng;
- Xây dựng dự án ưu tiên hỗ trợ thực hiện Đề án và triển khai, thực hiện đảm bảo hiệu quả;
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Đề án; đầu mối tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.
(2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về đầu tư công và quy định liên quan;
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất việc đưa các dự án bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao chất lượng rừng vào danh mục ưu tiên được sử dụng vốn tài trợ, vốn vay quốc tế;
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.
(3) Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định liên quan;
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.
(4) Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương: đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng; rà soát ranh giới, xử lý các trường hợp chồng lấn diện tích đất đai để bảo đảm sử dụng đất ổn định, lâu dài, đúng mục đích;
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.
(5) Các bộ, ngành khác có liên quan: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ chức thực hiện Đề án.
Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng? Nguồn vốn thực hiện lấy từ đâu? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi Đề án là gì?
Theo tiểu mục 2 Mục VIII Điều 1 Quyết định 171/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi Đề án bao gồm:
- Chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể: khu vực, loại rừng, diện tích rừng, đối tượng rừng, trạng thái rừng phân theo chủ rừng cần nâng cao chất lượng và xây dựng dự án/phương án hoặc kế hoạch nâng cao chất lượng rừng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao chất lượng rừng theo các nguồn vốn theo quy định;
- Tổ chức giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật, rà soát diện tích rừng chưa giao, hiện do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, để giao cho chủ rừng quản lý theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về vai trò, chức năng của hệ sinh thái rừng;
Vận động nhân dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
- Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Đề án giao cho các địa phương từ nguồn ngân sách địa phương và các Chương trình, Đề án khác theo quy định;
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án tại địa phương; báo cáo kết quả định kỳ (hàng năm, giai đoạn 3 - 5 năm) hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án trên địa bàn, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn vốn thực hiện Đề án đến từ đâu?
Theo Mục VII Điều 1 Quyết định 171/QĐ-TTg 2024, Nguồn vốn thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 từ:
- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thông qua lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và các Chương trình, đề án, dự án, kế hoạch khác;
Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành;
- Nguồn xã hội hóa; nguồn vốn tự có, huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đầu tư theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?