Đơn vị đo khối lượng là gì? Bảng đổi đơn vị kg như thế nào? Có những dạng toán nào về đổi đơn vị khối lượng?
Đơn vị đo khối lượng là gì? Bảng đổi đơn vị kg như thế nào?
Đơn vị đo khối lượng là đơn vị đo lường để biết được chất có trong một vật, mọi vật điều có khối lượng.
Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilogam, kí hiệu: kg
Ngoài ra còn có các đơn vị khác như gam, Mg và nhiều đơn vị khác được sử dụng trong các ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau.
Dưới đây là bảng đổi đơn vị kg
Tấn | Tạ | Yến | Kg | hg | dag | g |
1 tấn = 10 tạ = 1000 kg | 1 tạ = 10 yến = 100kg | 1 yến = 10 kg | 1 kg = 10 Hg = 1000 g | 1 Hg = 10 dag = 100g | 1 dag = 10 g | 1g |
Tại bảng đổi đơn vị kg, các đơn vị đo khối lượng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là tấn, tạ, yến, kg, hg, dag
Các đơn vị lớn hơn kg gồm có: tấn, tạ, yến
Các đơn vị nhỏ hơn kg gồm có: hg, dag, g
* Lưu ý quy tắc đổi giữa các đơn vị với nhau trong bảng
Quy tắc 1: Đối với đổi đơn vị lớn xuống đơn vị bé
- Thêm vào số đó một chữ số 0, nếu một đơn vị ở giữa ta thêm hai số 0 và cách hai đơn vị ta thêm 3 số 0 và tương tự.
Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg
Quy tắc 2: Đối với đổi đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn
- Muốn đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn liền kề, chia số đó cho 10 hay nói cách khác bớt số đó đi một chữ số 0
Ví dụ:
1000 gam = 100 decal gam = 1 hecta gam
Đơn vị đo khối lượng là gì? Bảng đổi đơn vị kg như thế nào? Có những dạng toán nào về đổi đơn vị khối lượng?
Có những dạng toán nào về đổi đơn vị khối lượng?
Dưới đây là một số dạng toán phổ biến về đổi đơn vị khối lượng:
Dạng 1: Chuyển đổi các đơn vị trong bảng đo lường khối lượng
Ví dụ:
14 tấn = ... tạ = ... yến = .... kg.
Dạng 2: thực hiện phép so sánh
Ví dụ: so sánh 600 g và 60 decagam
Khi thực hiện dạng toán này, lưu ý phải quy đổi về cùng một đơn vị đo, sau đó thực hiện phép so sánh như bình thường.
Dạng 3: các phép tính với đơn vị đo khối lượng
Dạng 4: bài toán có lời văn
Những yêu cầu mà học sinh tiểu học cần đạt được trong đo lượng tại chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ những yêu cầu mà học sinh tiêu học cần đạt được trong đo lượng tại chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:
Đối với lớp 1:
- Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự quy ước (gang tay, bước chân,...).
- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm.
- Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ.
- Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày).
Đối với lớp 2:
- Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ hơn”.
- Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg (ki-lô-gam); đọc và viết được số đo khối lượng trong phạm vi 1000kg.
- Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l (lít); đọc và viết được số đo dung tích trong phạm vi 1000 lít.
- Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét), km (ki-lô-mét) và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.
- Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có 60 phút.
- Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5).
- Nhận biết được tiền Việt Nam thông qua hình ảnh một số tờ tiền
Đối với lớp 3:
- Nhận biết được “diện tích” thông qua một số biểu tượng cụ thể.
- Nhận biết được đơn vị đo diện tích: cm2 (xăng-ti-mét vuông).
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài: mm (mi-li-mét); quan hệ giữa các đơn vị m, dm, cm và mm.
- Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: g (gam); quan hệ giữa g và kg.
- Nhận biết được đơn vị đo dung tích: ml (mi-li-lít); quan hệ giữa l và ml.
- Nhận biết được đơn vị đo nhiệt độ (oC).
- Nhận biết được mệnh giá của các tờ tiền Việt Nam (trong phạm vi 100 000 đồng); nhận biết được tờ tiền hai trăm nghìn đồng và năm trăm nghìn đồng (không yêu cầu học sinh đọc, viết số chỉ mệnh giá).
- Nhận biết được tháng trong năm.
Đối với lớp 4:
- Nhận biết được các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn và quan hệ giữa các đơn vị đó với kg.
- Nhận biết được các đơn vị đo diện tích: dm2(đề-xi-mét vuông), m2(mét vuông), mm2(mi-li-mét vuông) và quan hệ giữa các đơn vị đó.
- Nhận biết được các đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
- Nhận biết được đơn vị đo góc: độ (o).
Đối với lớp 5:
- Nhận biết được các đơn vị đo diện tích: km2 (ki-lô-mét vuông), ha (héc-ta).
- Nhận biết được “thể tích” thông qua một số biểu tượng cụ thể.
- Nhận biết được một số đơn vị đo thể tích thông dụng: cm3 (xăng-ti-mét khối), dm3 (đề-xi-mét khối), m3 (mét khối).
- Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều; tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc: km/h (km/giờ), m/s (m/giây)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?
- Thời hạn nộp báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là khi nào?
- Hội đồng Khoa học Sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hội đồng Khoa học Sáng kiến có nhiệm vụ gì?