Đối tượng nào được cấp lại giấy phép môi trường từ 2025 theo Nghị định 05/2025? Những đối tượng được miễn đăng ký môi trường 2025?

Đối tượng nào được cấp lại giấy phép môi trường từ 2025 theo Nghị định 05/2025? Những đối tượng được miễn đăng ký môi trường 2025?

Đối tượng nào được cấp lại giấy phép môi trường từ 2025 theo Nghị định 05/2025?

Căn cứ tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường, trong đó có quy định đối tượng cấp lại giấy phép môi trường bao gồm:

- Đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng quy mô, công suất sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất như đối với trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP dẫn đến làm gia tăng tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hoặc thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường;

- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;

- Các thay đổi khác làm gia tăng tác động xấu đến môi trường quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020, bao gồm:

+ Tăng từ 10% lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng thải lượng các thông số ô nhiễm về chất thải ra môi trường;

+ Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải;

+ Bổ sung phương pháp tự tái chế, xử lý, đồng xử lý chất thải bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có;

+ Bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt để thực hiện dịch vụ xử lý chất thải;

+ Thay thế hoặc bổ sung công trình, hệ thống, thiết bị tái chế, xử lý chất thải;

+ Bổ sung loại chất thải nguy hại (trừ trường hợp bổ sung loại chất thải nguy hại có tính chất tương tự với chất thải nguy hại đã được cấp phép) đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

+ Bổ sung loại, tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

+ Bổ sung loại phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

+ Bổ sung trạm trung chuyển chất thải nguy hại; thay đổi công nghệ của hệ thống, công trình xử lý nước thải, bụi, khí thải, trừ trường hợp bổ sung thêm thiết bị hoặc công đoạn xử lý;

+ Giảm quy mô hoặc không xây lắp công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của hệ thống xử lý nước thải.

Trên đây là các đối tượng được cấp lại giấy phép môi trường.

Đối tượng nào được cấp lại giấy phép môi trường từ 2025 theo Nghị định 05/2025? Những đối tượng được miễn đăng ký môi trường 2025? (Hình từ internet)

Đối tượng nào được cấp lại giấy phép môi trường từ 2025 theo Nghị định 05/2025? Những đối tượng được miễn đăng ký môi trường 2025? (Hình từ internet)

Những đối tượng được miễn đăng ký môi trường 2025?

Căn cứ tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 32 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định những đối tượng được miễn đăng ký môi trường bao gồm:

- Dự án đầu tư, cơ sở quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

- Dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

+ Phát sinh thường xuyên chất thải nguy hại dưới 20 kg/tháng hoặc dưới 240 kg/năm;

+ Phát sinh thường xuyên chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý dưới 100 kg/tháng hoặc dưới 1.200 kg/năm;

+ Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày;

+ Phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày và phát sinh khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

- Đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được quy định cụ thể tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP.

Việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường được quy định thế nào?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP có địa điểm thực hiện nằm trên: Phường của đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III và loại IV theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị, trừ dự án có đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định mà không phát sinh bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý;

- Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường 2020 hoặc trường hợp dự án có đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định;

- Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp hoặc thủy sản, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp luật về thuỷ sản, vùng đất ngập nước quan trọng, khu dự trữ sinh quyển, di sản thiên nhiên thế giới và thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d cột (3) số thứ tự 7a Phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ có một hoặc các mục tiêu: Phục vụ quản lý bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng cháy, chữa cháy rừng; lâm sinh);

- Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu di sản thế giới, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau: Dự án chỉ có một hoặc các mục tiêu: Bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án bảo trì, duy tu bảo đảm an toàn giao thông);

- Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với diện tích đất chuyển đổi quy định tại cột (3) số thứ tự 7c Phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP; dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên và thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d cột (3) số thứ tự 7b Phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ có một hoặc các mục tiêu: Phục vụ quản lý, bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng cháy, chữa cháy rừng; lâm sinh);

- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.

*Nghị định 05/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 06/1/2025.

Cấp lại giấy phép môi trường
Đăng ký môi trường Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Đăng ký môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối tượng nào được cấp lại giấy phép môi trường từ 2025 theo Nghị định 05/2025? Những đối tượng được miễn đăng ký môi trường 2025?
Pháp luật
Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh quán karaoke có được miễn đăng ký môi trường khi không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hay không?
Pháp luật
Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
Pháp luật
Đăng ký môi trường là gì? Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường có phải đăng ký môi trường không?
Pháp luật
Mẫu mới nhất Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở như thế nào? Hồ sơ, thủ tục đăng ký môi trường như thế nào?
Pháp luật
Chủ nguồn chất thải nguy hại có trách nhiệm khai báo khối lượng chất thải nguy hại trong nội dung đăng ký môi trường không?
Pháp luật
Giấy phép môi trường được cấp lại khi nào? Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép môi trường như thế nào?
Pháp luật
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, đăng ký môi trường là gì? Đối tượng nào phải đăng ký môi trường?
Pháp luật
Thủ tục cấp lại Giấy phép môi trường bị thu hồi theo quy định pháp luật mới nhất năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cấp lại giấy phép môi trường
144 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cấp lại giấy phép môi trường Đăng ký môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cấp lại giấy phép môi trường Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào