Đổi tên hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Điều kiện thành lập hội ra sao? Nội dung chính của điều lệ hội gồm những gì?
Đổi tên hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về đổi tên hội như sau:
(1) Việc đổi tên hội do đại hội của hội xem xét, thông qua trừ trường hợp tên hội mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.
(2) Tên mới của hội phải đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2024/NĐ-CP, không được gây nhầm lẫn và làm thay đổi lĩnh vực hoạt động chính của hội hoặc gây nhầm lẫn với lĩnh vực hoạt động của các hội đã được thành lập hợp pháp.
(3) Hội phải sửa đổi điều lệ hội theo tên mới. Việc đổi tên của hội có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP ban hành quyết định cho phép đổi tên và phê duyệt điều lệ hội.
Đổi tên hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Điều kiện thành lập hội ra sao? Nội dung chính của điều lệ hội gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện thành lập hội ra sao?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập hội như sau:
(1) Tên gọi của hội đảm bảo các điều kiện sau:
- Viết bằng tiếng Việt hoặc phiên âm theo tiếng Việt, nếu không phiên âm ra được tiếng Việt thì dùng tiếng nước ngoài; tên gọi riêng của hội có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật;
- Phù hợp với tôn chỉ, mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính của hội;
- Không trùng lặp toàn bộ tên gọi hoặc gây nhầm lẫn, bao trùm tên gọi với các hội khác đã được thành lập hợp pháp trước đó;
- Không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
(2) Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động.
(3) Có tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động phù hợp quy định pháp luật.
(4) Có điều lệ, trừ hội quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
(5) Có trụ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
(6) Có đủ số lượng tổ chức, công dân Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác:
- Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh có ít nhất 100 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 50 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hội hoạt động trong phạm vi huyện có ít nhất 20 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hội hoạt động trong phạm vi xã có ít nhất 10 tổ chức, công dân tại đơn vị hành chính cấp xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hiệp hội của các tổ chức kinh tế hoạt động trong phạm vi toàn quốc có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 05 đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
(7) Có tài sản để đảm bảo hoạt động của hội.
Nội dung chính của điều lệ hội gồm những gì?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về nội dung chính của điều lệ hội bao gồm:
- Tên gọi của hội.
- Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.
- Địa vị pháp lý, trụ sở chính của hội.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.
- Quyền và nghĩa vụ của hội.
- Tiêu chuẩn hội viên.
- Quyền, nghĩa vụ của hội viên; thủ tục đăng ký tham gia hội, thủ tục ra khỏi hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.
- Cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của đại hội, ban chấp hành, ban thường vụ, ban kiểm tra hội; thành lập, quản lý tổ chức thuộc hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết; chính sách, chế độ đối với người làm việc tại hội.
- Đại diện theo pháp luật của hội; nhiệm vụ, quyền hạn, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, tạm đình chỉ công tác, cho phép công tác trở lại, tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, sức khỏe, nhiệm kỳ của chủ tịch, phó chủ tịch hội và các chức danh khác (nếu có).
- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, đình chỉ hoạt động có thời hạn và giải thể hội.
- Nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội.
- Khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm.
- Giải quyết tranh chấp, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động của hội.
- Các nội dung khác (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật.
- Sửa đổi, bổ sung điều lệ.
- Hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động do doanh nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội lập?
- Việc sao chụp giấy tờ chuyển sang bản điện tử theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế cần bảo đảm yêu cầu gì?
- Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trong trường hợp nào?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Vì độc lập vì tự do Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào trong Thư chúc mừng năm mới đồng bào và chiến sỹ cả nước nhân dịp đầu năm nào?
- Lễ cúng Tất niên là gì? Cúng Tất niên là tính theo ngày Âm hay Dương? Tết Nguyên đán nghỉ được bao nhiêu ngày?