Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cho phép có thể bị phạt lên đến 100 triệu đồng?
Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cho phép có thể bị phạt vi phạm hành chính lên đến 100 triệu đồng?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 88/2022/NĐ-CP có nội dung như sau:
Vi phạm quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp; văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
...
5. Phạt tiền đối với hành vi thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp; văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp, phân hiệu của trường trung cấp;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng, phân hiệu của trường cao đẳng;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, hành vi đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt tiền tương ứng với loại hình của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó. Đối với văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam việc đổi tên trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 100 triệu đồng.
Mức phạt tiền này là mức phạt đối với tổ chức, đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cho phép có thể bị phạt lên đến 100 triệu đồng? (Hình từ internet)
Hồ sơ đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm những loại giấy tờ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP) có nội dung như sau:
Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Hồ sơ đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm: Văn bản đề nghị đổi tên của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị đổi tên của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc hội đồng quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, hồ sơ đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
- Văn bản đề nghị đổi tên của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
- Văn bản đề nghị đổi tên của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc hội đồng quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư.
Trình tự thủ tục, thẩm quyền đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP) quy định về trình tự thủ tục đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trình người có thẩm quyền quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sơ giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp không quyết định đổi tên, cho phép đổi tên thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì có quyền quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Công khai và gửi quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định đổi tên, cho phép đổi tên trường cao đẳng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến cơ quan chủ quản của trường cao đẳng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội gửi quyết định đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính, nơi trường trung cấp đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc hoặc quyết định cho phép đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?