Doanh nghiệp trong nước không phải kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp trong nước không phải kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài trong trường hợp nào?
- Nguyên tắc xác định doanh thu của nhà cung cấp nước ngoài phát sinh tại Việt Nam để kê khai, tính thuế như thế nào?
- Mã định danh được cấp khi nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện khai thuế thì sử dụng như thế nào?
Doanh nghiệp trong nước không phải kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài trong trường hợp nào?
Về vấn đề này Công văn 4643/CTHN-TTHT năm 2023 do Cục thuế Hà Nội ban hành hướng dẫn trường hợp tương tự giữa Công ty cổ phần VCCORP và Google - nhà cung cấp ở nước ngoài như sau:
Trường hợp Google - nhà cung cấp ở nước ngoài đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trực tiếp tại Việt Nam theo quy định tại Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 79 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì Công ty cổ phần VCCORP không có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài số thuế phải nộp theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC.
Như vậy, theo hướng dẫn trên thì khi nhà cung cấp ở nước ngoài đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trực tiếp tại Việt Nam thì doanh nghiệp trong nước không phải kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài.
Doanh nghiệp trong nước không phải kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài trong trường hợp nào?
Nguyên tắc xác định doanh thu của nhà cung cấp nước ngoài phát sinh tại Việt Nam để kê khai, tính thuế như thế nào?
Nguyên tắc xác định doanh thu phát sinh tại Việt Nam để kê khai, tính thuế được quy định tại khoản 3 Điều 77 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
- Các loại thông tin được sử dụng để xác định giao dịch của tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh tại Việt Nam như sau:
+ Thông tin liên quan đến việc thanh toán của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam, như thông tin về thẻ tín dụng dựa trên số nhận dạng ngân hàng (BIN), thông tin tài khoản ngân hàng hoặc các thông tin tương tự mà tổ chức, cá nhân mua hàng sử dụng để thanh toán với nhà cung cấp ở nước ngoài.
+ Thông tin về tình trạng cư trú của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam (thông tin địa chỉ thanh toán, địa chỉ giao hàng, địa chỉ nhà hoặc các thông tin tương tự mà tổ chức (cá nhân) mua hàng khai báo với nhà cung cấp ở nước ngoài).
+ Thông tin về truy cập của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam, như thông tin về mã vùng điện thoại quốc gia của thẻ SIM, địa chỉ IP, vị trí đường dây điện thoại cố định hoặc các thông tin tương tự của tổ chức, cá nhân mua hàng.
- Khi xác định một giao dịch phát sinh tại Việt Nam để kê khai, tính thuế, nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện như sau:
+ Sử dụng 02 thông tin không mâu thuẫn nhau bao gồm một thông tin liên quan đến việc thanh toán của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam và một thông tin về tình trạng cư trú hoặc thông tin về truy cập của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nêu trên.
+ Trong trường hợp liên quan đến việc thanh toán của tổ chức, cá nhân không thu thập được hoặc mâu thuẫn với thông tin còn lại, nhà cung cấp ở nước ngoài được phép sử dụng 02 thông tin không mâu thuẫn nhau bao gồm một thông tin về tình trạng cư trú và một thông tin về truy cập của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
Mã định danh được cấp khi nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện khai thuế thì sử dụng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 77 Thông tư 80/2021/TT-BTC và Điều 78 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Khai thuế, tính thuế trực tiếp của nhà cung cấp ở nước ngoài
...
4. Nhà cung cấp ở nước ngoài sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan thuế quản lý trực tiếp cấp để xác thực khi kê khai, điều chỉnh.
5. Sau khi nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện khai thuế, kê khai điều chỉnh (nếu có), cơ quan thuế quản lý trực tiếp cấp và thông báo cho nhà cung cấp ở nước ngoài mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước để làm cơ sở cho nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thuế.
6. Nhà cung cấp nước ngoài có trách nhiệm lưu trữ các thông tin được sử dụng để xác định giao dịch của tổ chức, cá nhân mua hàng phát sinh tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều này phục vụ công tác thanh, kiểm tra của cơ quan thuế. Việc lưu trữ thực hiện theo các quy định có liên quan của Luật Quản lý thuế.
...
Nộp thuế trực tiếp của nhà cung cấp ở nước ngoài
1. Đối với nhà cung cấp ở nước ngoài, sau khi nhận được mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý trực tiếp thông báo, nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện nộp thuế bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi vào tài khoản thu ngân sách nhà nước theo thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, trong đó đảm bảo ghi đúng mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi.
2. Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thừa so với số thuế phải nộp theo tờ khai thì nhà cung cấp ở nước ngoài được bù trừ với số thuế phải nộp ở kỳ tính thuế tiếp theo.
Như vậy, nhà cung cấp ở nước ngoài sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan thuế quản lý trực tiếp cấp để xác thực khi kê khai, điều chỉnh.
Sau khi nhận được mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý trực tiếp thông báo, nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện nộp thuế bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi vào tài khoản thu ngân sách nhà nước theo thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, trong đó đảm bảo ghi đúng mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?