Doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục phải lập những báo cáo bắt buộc nào khi thực hiện chế độ báo cáo tài chính năm?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa bị coi là không hoạt động liên tục khi nào?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục phải lập những báo cáo bắt buộc nào khi thực hiện chế độ báo cáo tài chính năm?
- Nguyên tắc trình bày đối với Báo cáo tài chính khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục là gì?
- Phương pháp kế toán một số khoản mục tài sản khi doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục là gì?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa bị coi là không hoạt động liên tục khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định:
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
1. Khi lập và trình bày Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xem xét giả định về sự hoạt động liên tục. Doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục nếu hết thời hạn hoạt động mà không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động, bị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động (phải có văn bản cụ thể gửi cơ quan có thẩm quyền) trong vòng không quá 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường hơn 12 tháng thì không quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường.
Theo đó, doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục nếu hết thời hạn hoạt động mà không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động, bị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động (phải có văn bản cụ thể gửi cơ quan có thẩm quyền) trong vòng không quá 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính.
Lưu ý trong 1 số trường hợp sau thì doanh nghiệp vẫn được coi là hoạt động liên tục:
- Việc thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, thay đổi loại hình doanh nghiệp, ví dụ chuyển một công ty TNHH thành công ty cổ phần hoặc ngược lại;
- Việc chuyển một đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập thành một đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc hoặc ngược lại (ví dụ chuyển một công ty con thành một chi nhánh hoặc ngược lại) vẫn được coi là hoạt động liên tục.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục phải lập những báo cáo bắt buộc nào khi thực hiện chế độ báo cáo tài chính năm? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục phải lập những báo cáo bắt buộc nào khi thực hiện chế độ báo cáo tài chính năm?
Căn cứ khoản 2 Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 - DNNKLT
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DNN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 - DNNKLT
Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục được khuyến khích lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi thực hiện chế độ báo cáo tài chính năm.
Nguyên tắc trình bày đối với Báo cáo tài chính khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định nguyên tắc trình bày đối với Báo cáo tài chính khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục như sau:
Khi không đáp ứng giả định hoạt động liên tục, doanh nghiệp vẫn phải trình bày đủ các Báo cáo tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC. Đồng thời, trên các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải ghi rõ là:
- Báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục và được trình bày theo Mẫu B01 – DNNKLT (quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa được trình bày theo mẫu B02 - DNN và B03 - DNN đáp ứng giả định hoạt động liên tục (quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC).
- Thuyết minh Báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục được trình bày theo Mẫu B09 – DNNKLT (quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC).
Phương pháp kế toán một số khoản mục tài sản khi doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục là gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định phương pháp kế toán một số khoản mục tài sản khi doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
- Việc trích lập dự phòng hoặc đánh giá tổn thất tài sản được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của tài sản, không thực hiện trích lập dự phòng trên TK 229 - “Dự phòng tổn thất tài sản”;
- Việc tính khấu hao hoặc ghi nhận tổn thất của TSCĐ, Bất động sản đầu tư được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của tài sản, không sử dụng TK 214 để phản ánh hao mòn lũy kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?