Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bị thu hồi giấy phép thì có tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng?
- Doanh nghiệp dịch vụ phải ký các loại hợp đồng nào để đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng phải nộp lại giấy phép thì có cần thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nữa không?
- Trường hợp nào phải nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Doanh nghiệp dịch vụ phải ký các loại hợp đồng nào để đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020 quy định như sau:
Hợp đồng cung ứng lao động
1. Hợp đồng cung ứng lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Căn cứ tại Điều 21 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020 quy định như sau:
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thỏa thuận rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động; ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động (nếu có).
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, doanh nghiệp cần phải ký hai hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Hợp đồng cung ứng lao động giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng phải nộp lại giấy phép thì có cần thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nữa không?
Căn cứ tại Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020 quy định như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép
1. Trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại Điều 16 của Luật này, doanh nghiệp dịch vụ không được thực hiện hoạt động, dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 của Luật này và có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động đã xuất cảnh;
b) Giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động do doanh nghiệp tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng.
2. Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
3. Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
Theo đó, Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép vẫn phải thực hiện:
- Các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động đã xuất cảnh;
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động do doanh nghiệp tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng.
Cụ thể, tại Công văn 5042/LĐTBXH-QLLĐNN (tại đây) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội hướng dẫn như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020 về người lao động Việt Nam di làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Công ty cổ phần Đầu tư và Cung ứng nhân lực DHM có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động đã xuất cảnh; giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động do doanh nghiệp tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng.
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bị thu hồi giấy phép thì có tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào phải nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Nghị định 112/2021/NĐ-CP và khoản 2 Điều 9 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nộp lại Giấy phép
1. Đối với doanh nghiệp dịch vụ bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia theo quy định của Luật Doanh nghiệp:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp dịch vụ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đã bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, các công ty được chia nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Đối với doanh nghiệp dịch vụ giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đang làm thủ tục giải thể, đã phá sản hoặc 05 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết, quyết định về việc chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, có 02 trường hợp nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
- Doanh nghiệp dịch vụ bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia theo quy định của Luật Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp dịch vụ giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?