Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm máy tính về Công nghệ thông tin có thuộc trường hợp không chịu thuế GTGT?
Thuế GTGT được tính trên giá trị nào của hàng hóa, dịch vụ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về thuế giá trị gia tăng theo đó:
“Điều 2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Như vậy, phần thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng là thuế GTGT.
Người nộp thuế GTGT bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế gía trị gia tăng 2008 được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về người nộp thuế bao gồm:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm máy tính về Công nghệ thông tin có thuộc trường hợp không chịu thuế GTGT? (Hình từ internet)
Doanh nghiệp cung cấp phần mềm máy tính về Công nghệ thông tin có thuộc trường hợp không chịu thuế GTGT hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 29742/CTHN-TTHT năm 2022 hướng dẫn về thuế GTGT đối với doanh nghiệp cung cấp phần mềm máy tính như sau:
“Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số 01/2002/CV-MZVN ghi ngày 31/5/2022 của Công ty TNHH Megazone Việt Nam đề nghị giải đáp về chính sách thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công Nghệ Thông Tin về công nghiệp công nghệ thông tin.
+ Tại Điều 3 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
+ Tại Điều 9 quy định như sau: “Điều 9. Hoạt động công nghiệp phần mềm
1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng, sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
…
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
…”
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng:
+ Tại Khoản 21 Điều 4 quy định như sau: “Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
21... Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.
..."
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Trường hợp Công ty TNHH Megazone Việt Nam cung cấp phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật về Công nghệ thông tin thì thuộc trường hợp không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.
Việc xác định các dịch vụ của Công ty có phải là dịch vụ phần mềm và sản phẩm phần mềm hay không không thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế, đề nghị Công ty liên hệ Bộ Thông tin và Truyền thông để được hỗ trợ, giải quyết.”
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật về Công nghệ thông tin thì thuộc trường hợp không chịu thuế GTGT.
Xem toàn bộ Công văn: Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?