Định danh điện tử là gì? Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử năm 2023 gồm những ai?
Định danh điện tử là gì? Nguyên tắc định danh và xác thực điện tử ra sao?
Căn cứ Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có định nghĩa về khái niệm "Định danh điện tử" như sau:
“Định danh điện tử” là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử.
Theo đó, định danh điện tử là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính cho công dân trên môi trường điện tử.
Nguyên tắc định danh và xác thực điện tử được quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2022/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc định danh và xác thực điện tử
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm tính chính xác, duy nhất trong định danh và xác thực điện tử; công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, hiện nay việc định danh điện tử và xác thực điện tử được thực hiện theo 06 nguyên tắc nêu trên. Đảm bảo tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Định danh điện tử là gì? Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử năm 2023 gồm những ai?
Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử năm 2023 gồm những ai?
Tại Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
2. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
3. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử bao gồm:
- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP như sau;
Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam
1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử
a) Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.
b) Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.
c) Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
a) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
b) Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.
Như vậy, trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và mức độ 2 đối với công dân Việt Nam được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?