Điều kiện vay vốn của doanh nghiệp từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ ngày 10/06/2024 là gì?
Điều kiện vay vốn của doanh nghiệp từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ ngày 10/06/2024 là gì?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 39/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 45/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện vay vốn của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Điều kiện vay vốn
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và đảm bảo phù hợp với tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
c) Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh;
d) Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định này.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tham gia cụm liên kết ngành theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi trong ngành, lĩnh vực của cụm liên kết ngành;
c) Đáp ứng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tham gia chuỗi giá trị theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và có sản phẩm thuộc chuỗi giá trị;
c) Đáp ứng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.”
Như vậy, tùy vào từng loại doanh nghiệp nhỏ và vừa mà sẽ có những điều kiện vay vốn khác nhau.
Các loại doanh nhỏ và vừa cụ thể ba gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị cần đáp ứng các điều kiện theo quy định trên để đủ điều kiện vay vốn từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Điều kiện vay vốn của doanh nghiệp từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nghị định 45/2024/NĐ-CP từ ngày 10/06/2024 được quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Mức cho vay tối đa của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu
Căn cứ Điều 18 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về mức cho vay, thời hạn cho vay như sau:
Mức cho vay, thời hạn cho vay
1. Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tổng mức cho vay của Quỹ đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ.
2. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng tối đa không quá bảy 07 năm.
Như vậy, mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án
Tổng mức cho vay của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ.
Khi rủi ro xảy ra thì áp dụng những biện pháp xử lý nào?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về các biện pháp xử lý rủi ro của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
Các biện pháp xử lý rủi ro
1. Các biện pháp xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay trực tiếp của Quỹ bao gồm:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/số tiền trả nợ;
b) Gia hạn nợ vay;
c) Khoanh nợ;
d) Xóa nợ lãi;
đ) Xóa nợ gốc;
e) Bán nợ;
g) Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay;
h) Các biện pháp xử lý rủi ro khác theo quy định của pháp luật.
2. Các biện pháp xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay gián tiếp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các biện pháp xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Như vậy, khi rủi ro xảy ra thì áp dụng những biện pháp xử lý như sau:
Đối với dư nợ cho vay trực tiếp áp dụng biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/số tiền trả nợ; gia hạn nợ vay; khoanh nợ; xóa nợ lãi; xóa nợ gốc; bán nợ; xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và các biện pháp xử lý rủi ro khác theo quy định của pháp luật.
Đối với dư nợ cho vay gián tiếp thì thực hiện theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các biện pháp xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?