Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải là gì?
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải dựa trên tiêu chí nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải như sau:
- Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập
+ Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước, gồm:
++ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng thử nghiệm khí thải, dán nhãn năng lượng xe cơ giới.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng thử nghiệm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại phương tiện, linh kiện, sản phẩm công nghiệp và các thiết bị an toàn khác sử dụng trong giao thông vận tải.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng kiểm định thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, công-te-nơ sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải; thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (trừ thiết bị phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá).
++ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện các chức năng khác phục vụ quản lý nhà nước (nếu có).
+ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, gồm:
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ kỹ thuật đường bộ.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ vận hành khai thác bến phà đường bộ.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin an ninh hàng hải.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ kiểm định phương tiện (trừ phương tiện phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá).
++ Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải (nếu có).
- Theo mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
- Tiêu chí phân loại đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải nhưng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, ngành khác sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan và của Bộ, ngành đó.
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT quy định điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải như sau:
- Điều kiện chung:
+ Đáp ứng các điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại điểm a, c, d, đ, e khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
+ Không thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
- Ngoài các điều kiện chung như trên, việc thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải còn phải đáp ứng tiêu chí, điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Điều kiện thành lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải nhưng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, ngành khác sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan và của Bộ, ngành đó.
Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT quy định điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải như sau:
- Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
- Đơn vị sự nghiệp công lập hình thành sau khi sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đủ các điều kiện thành lập quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT và quy định của pháp luật có liên quan. Việc sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải nhưng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, ngành khác sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan và của Bộ, ngành đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?