Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì theo quy định tại Luật Nhà ở 2023 từ 01/01/2025?
Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì theo Luật Nhà ở 2023?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
...
2. Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
Như vậy, điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng điều kiện tại Điều 18 Luật Nhà ở 2023 được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức sau:
+ Thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam (áp dụng đối với tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023)
+ Thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023).
+ Thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023).
Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở.
Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì theo quy định tại Luật Nhà ở 2023 từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Ai được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2023, Điều 17 Luật Nhà ở 2023,05 đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
STT | Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam |
1 | Tổ chức, cá nhân trong nước; |
2 | Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; |
3 | Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan; |
4 | Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (tổ chức nước ngoài). |
5 | Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. |
Như vậy, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng nêu trên được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện theo quy định.
Việc bảo hộ quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở
1. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của Luật này.
2. Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân không bị quốc hữu hóa. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước quyết định mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp mua trước nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường; trường hợp giải tỏa nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Trường hợp trưng mua, trưng dụng nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Như vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam được thực hiện theo quy định nêu trên. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của Luật Nhà ở 2023.
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?