Điều hòa, phân phối tài nguyên nước thực hiện theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào?
- Điều hòa, phân phối tài nguyên nước thực hiện theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào?
- Trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
- Ngưỡng khai thác nước dưới đất được sử dụng làm căn cứ trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất?
Điều hòa, phân phối tài nguyên nước thực hiện theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Tài nguyên nước 2023 thì điều hòa, phân phối tài nguyên nước thực hiện như sau:
(1) Việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước cho các mục đích khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải căn cứ vào quy hoạch về tài nguyên nước, kịch bản nguồn nước, hiện trạng, nhu cầu và hạn ngạch khai thác tài nguyên nước có tính đến tác động của biến đổi khí hậu, kết quả hạch toán tài nguyên nước và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm an ninh nguồn nước, công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên cùng một lưu vực sông, giữa thượng lưu với hạ lưu;
- Ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt; góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân.
Trong trường hợp hạn hán, thiếu nước, căn cứ nguyên tắc, thứ tự ưu tiên được xác định trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh để hạn chế phân phối tài nguyên nước cho các hoạt động sử dụng nhiều nước, chưa cấp thiết và ưu tiên cấp cho sinh hoạt, các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
- Bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối, ngưỡng khai thác nước dưới đất;
- Kết hợp hoặc luân phiên khai thác nước mặt với khai thác nước dưới đất, nước mưa; tăng cường việc tích trữ nước mưa.
(2) Hoạt động điều hòa, phân phối tài nguyên nước thông qua việc điều tiết chế độ vận hành các đập, hồ chứa, công trình khai thác nước và điều phối hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước trên các lưu vực sông, tầng chứa nước nhằm tối ưu hóa lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước mang lại và hướng tới việc điều hòa, phân phối, điều tiết nguồn nước bằng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định.
(3) Hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định được xây dựng, vận hành trên cơ sở số liệu quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, hiện trạng nguồn nước mặt, nước dưới đất, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước và bộ mô hình số được xây dựng, vận hành trên từng lưu vực sông, các tầng chứa nước trong từng vùng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng hệ thống và cung cấp dịch vụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước nhưng phải tuân thủ quy định tại Điều 70 Luật Tài nguyên nước 2023.
(4) Kịch bản nguồn nước được xây dựng trên cơ sở hiện trạng nguồn nước trên các lưu vực sông, dự báo khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước và bao gồm những nội dung chính sau đây: hiện trạng nguồn nước mặt, nước dưới đất, hiện trạng tích trữ nước trong các hồ chứa trên lưu vực sông, mực nước trong các tầng chứa nước; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước; dự báo xu thế diễn biến lượng mưa, lượng dòng chảy, lượng nước tích trữ tại các hồ chứa, mực nước trong các tầng chứa nước trong năm; đánh giá mức độ hạn hán, thiếu nước trên các lưu vực sông.
(5) Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức lưu vực sông và tổ chức khác có liên quan xây dựng và công bố kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh phải lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh. Căn cứ kịch bản nguồn nước được công bố, hiện trạng và diễn biến nguồn nước, dự báo khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc cập nhật kịch bản nguồn nước.
(6) Căn cứ kịch bản nguồn nước và các yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông liên tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với kịch bản nguồn nước.
(7) Căn cứ kịch bản nguồn nước, đối với lưu vực sông dự báo xảy ra hạn hán, thiếu nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Tài nguyên nước 2023.
Điều hòa, phân phối tài nguyên nước thực hiện theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Tại khoản 1 Điều 24 Luật Tài nguyên nước 2023 thì các trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu bao gồm:
- Sông, suối có các công trình chuyển nước, đập, hồ chứa, công trình khai thác nước lớn có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, hệ sinh thái thủy sinh.
Căn cứ nguồn lực, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tầm quan trọng của nguồn nước, yêu cầu phòng, chống thiên tai, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 24 Luật Tài nguyên nước 2023 quyết định thứ tự ưu tiên, vị trí cần duy trì dòng chảy tối thiểu của từng sông, suối cần xác định dòng chảy tối thiểu.
- Đập, hồ chứa xây dựng trên các sông, suối, trừ trường hợp các đập, hồ chứa đã đi vào vận hành mà không thể điều chỉnh, bổ sung hạng mục công trình xả dòng chảy tối thiểu.
Ngưỡng khai thác nước dưới đất được sử dụng làm căn cứ trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định về ngưỡng khai thác nước dưới đất như sau:
Ngưỡng khai thác nước dưới đất là một trong những căn cứ để xem xét trong quá trình thẩm định và quyết định, phê duyệt các nhiệm vụ sau đây:
(1) Quy hoạch về tài nguyên nước; quy hoạch tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; ban hành vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
(2) Phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông; phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
(3) Cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất;
(4) Dự án, giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Luật Tài nguyên nước 2023 sẽ có hiệu lực từ 01/7/2024 trừ khoản 3, 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?