Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu là gì? Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo nguyên tắc thế nào?
Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu là gì?
Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu là gì? Đây là câu hỏi ngày càng được nhiều người quan tâm trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng sạch và tiết kiệm chi phí điện ngày càng cao. Vậy, điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu là gì và có những lợi ích gì? Liệu mô hình này có phù hợp với hộ gia đình hay doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn để trả lời câu hỏi "Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu là gì" và xem xét các khía cạnh kỹ thuật, tài chính, cũng như tác động môi trường mà mô hình này mang lại.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 135/2024/NĐ-CP giải thích về điện tự sản xuất, tự tiêu thụ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điện mặt trời mái nhà là điện được sản xuất từ các tấm quang điện theo nguyên lý biến đổi từ quang năng thành điện năng, thông qua kết cấu xây dựng nhằm lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng, kết nối với thiết bị điện và phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện.
2. Điện tự sản xuất, tự tiêu thụ là điện được sản xuất và tiêu thụ do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện để phục vụ chính cho nhu cầu của tổ chức, cá nhân đó.
Như vậy, điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng, sản xuất điện từ các tấm quang điện thông qua quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. Hệ thống này sản xuất điện phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sử dụng của tổ chức hoặc cá nhân sở hữu.
Hệ thống này cho phép chủ sở hữu tự sản xuất và tiêu thụ lượng điện năng mà hệ thống tạo ra, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn điện từ lưới quốc gia và tối ưu hóa chi phí điện năng. Điện mặt trời tự sản tự tiêu thường bao gồm các tấm pin năng lượng mặt trời, bộ biến tần, và trong một số trường hợp có thêm pin lưu trữ để tích trữ điện năng cho những thời điểm không có ánh sáng mặt trời. |
Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu là gì? Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo nguyên tắc thế nào? (Hình ảnh Internet)
Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo nguyên tắc thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ như sau:
(1) Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đối tượng được quy định tại Nghị định này.
(2) Hoạt động mua bán sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
(3) Công suất phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia tại mỗi địa phương phải phù hợp với quy định tại Nghị định này, không bao gồm điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại các huyện, xã hải đảo có lưới điện nhưng chưa đấu nối, liên kết với hệ thống điện quốc gia.
(4) Công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm đã tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.
(5) Trong quá trình đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, tổ chức, cá nhân không sử dụng các tấm quang điện, thiết bị chuyển đổi điện một chiều thành điện xoay chiều nhập khẩu đã qua sử dụng.
(6) Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được vận hành bảo đảm an toàn hệ thống điện quốc gia bình đẳng như các nguồn điện năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió).
Quy định về thực hiện mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ bán điện dư ra sao?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về thực hiện mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ bán điện dư như sau:
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị bán điện từ điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu bao gồm:
+ Văn bản đề nghị bán điện, tài liệu kỹ thuật về tấm quang điện mặt trời, bộ biến đổi điện từ một chiều sang xoay chiều;
+ Đường dây tải điện; giấy chứng nhận xuất xưởng, chứng nhận chất lượng thiết bị (bản sao y);
+ Giấy chứng nhận đăng ký phát triển đối với đối tượng quy định tại Nghị định này hoặc văn bản của Sở Công Thương xác nhận công suất thuộc quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được phân bổ tại địa phương;
+ Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo pháp luật về xây dựng;
+ Các văn bản chấp thuận nghiệm thu (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng, phòng cháy và chữa cháy, môi trường theo quy định.
- Các bên thực hiện kiểm tra kỹ thuật, lắp đặt công tơ đo đếm sản lượng điện, chốt chỉ số công tơ.
Sau đó các bên ký hợp đồng mua bán điện và đóng điện, đưa điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ vào khai thác, sử dụng; thời hạn bên mua điện dư ký hợp đồng là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, hồ sơ đề nghị bán điện của bên bán điện dư.
- Bên mua điện dư và bên bán điện dư ký kết hợp đồng mua bán điện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 135/2024/NĐ-CP.
- Thời hạn của hợp đồng mua bán điện là 05 năm kể từ ngày điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được đưa vào khai thác, sử dụng. Sau thời gian này, việc gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?