Điểm mới trong Dự thảo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự? Chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào?
Sử dụng, bảo trì, bảo quản công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự đề xuất về việc sử dụng, bảo trì, bảo quản công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:
- Công trình quốc phòng, khu quân sự được quản lý, sử dụng phù hợp với từng loại, nhóm theo kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công trình quốc phòng phục vụ nhiệm vụ tác chiến phòng thủ trong thời bình phải được bảo quản, bảo trì thường xuyên hoặc niêm cất, lấp phủ; khi có yêu cầu nhiệm vụ thì tiến hành mở niêm cất, lấp phủ.
- Công trình quốc phòng được bảo quản, bảo trì thường xuyên và định kỳ để duy trì khả năng sử dụng theo công năng, nhiệm vụ và bảo đảm tuổi thọ.
+ Đơn vị quản lý, sử dụng công trình quốc phòng có trách nhiệm bảo quản, bảo trì công trình.
+ Việc bảo quản, bảo trì công trình thực hiện theo kế hoạch và quy trình bảo trì phù hợp với mục đích sử dụng, loại, nhóm công trình quốc phòng, trang thiết bị được lắp đặt trong công trình.
+ Bảo quản, bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn đối với con người, công trình quốc phòng và trang thiết bị lắp đặt trong công trình.
Điểm mới trong Dự thảo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự quy định chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:
- Nguyên tắc:
+ Không ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo đảm bí mật nhà nước về công trình quốc phòng.
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng khu quân sự phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Các trường hợp công trình quốc phòng và khu quân sự được chuyển đổi mục đích sử dụng, bao gồm:
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng trong phạm vi Bộ Quốc phòng theo yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
+ Không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng cần chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nằm trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư thực hiện dự án có nhu cầu sử dụng; được Bộ Quốc phòng thống nhất bằng văn bản về chuyển đổi mục đích sử dụng trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
- Công trình quốc phòng, khu quân sự chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này thì cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư thực hiện dự án phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Số tiền bồi thường, hỗ trợ được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, sau khi trừ đi chi phí có liên quan đến xử lý tài sản, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước để sử dụng xây dựng công trình mới. Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ bao gồm:
+ Kinh phí để xây dựng công trình mới với quy mô tương đương công trình cũ được chuyển đổi mục đích.
+ Kinh phí bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất trong phạm vi chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai và phương án bồi thường, hỗ trợ do ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Các khoản chi phí bồi thường, hỗ trợ khác liên quan đến sử dụng đất để xây dựng công trình quốc phòng và khu quân sự ở vị trí mới theo quy định của pháp luật.
+ Chi phí có liên quan đến xử lý tài sản công phải được lập dự toán và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Chi phí kiểm kê, đo vẽ; chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ, tiêu hủy; chi phí định giá và thẩm định giá tài sản; chi phí tổ chức bán đấu giá; chi phí hợp lý khác có liên quan.
- Các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự có gắn với chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng sang mục đích khác thì thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Chính phủ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự.
Thực hiện phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự quy định thực hiện phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:
- Công trình quốc phòng và khu quân sự được phá dỡ, di dời trong các trường hợp:
+ Bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn trong quản lý, khai thác, sử dụng;
+ Được thiết lập, xây dựng tạm thời đã hoàn thành nhiệm vụ.
+ Nằm trong phạm vi ranh giới thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc phá dỡ, di dời không ảnh hưởng đến nhiệm vụ quốc phòng và được Bộ Quốc phòng thống nhất bằng văn bản trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án;
+ Là tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng nằm trên đất quốc phòng được chuyển mục đích sử dụng theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai mà không áp dụng được hình thức bản, thanh lý.
- Thẩm quyền quyết định phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự.
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự có liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng sang mục đích khác;
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự ngoài các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Việc phá dỡ, di dời công trình quốc phòng, khu quân sự trong các trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo phương án kỹ thuật, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kinh phí thực hiện phá dỡ công trình quốc phòng, khu quân sự quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm; chi phí bồi thường, hỗ trợ khi phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự trong các trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này do cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư thực hiện dự án chịu trách nhiệm chi trả theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật này.
- Chính phủ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục di dời, phá dỡ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Xem toàn bộ Dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự quy định thực hiện phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?