Điểm mới Nghị định 72/2024/NĐ-CP giảm 2% thuế GTGT đến hết 2024? File word, excel mặt hàng không giảm thuế GTGT từ 01/7/2024?
Điểm mới Nghị định 72/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định 94/2023/NĐ-CP giảm 2% thuế GTGT đến hết 2024 có gì nổi bật?
MỚI: Hướng dẫn kê khai phụ lục giảm thuế GTGT 2% 2024 trên HTKK 5.2.2 theo Nghị quyết 142/2024
Xem thêm: Phụ lục giảm thuế GTGT 2% trên HTKK 5.2.2 theo Nghị quyết 142/2024/QH15
Điểm mới Nghị định 72/2024/NĐ-CP có quy định đáng chú ý như sau:
Về đối tượng giảm thuế GTGT:
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP thì giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP
- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP
- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP
- Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Về mức giảm thuế GTGT:
Chính sách giảm 2% thuế GTGT theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP thực hiện nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Cụ thể, mức giảm thuế GTGT theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP:
- Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%.
- Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT.
Về trình tự, thủ tục thực hiện:
- Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Khi lập hoá đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “8%”; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán.
Căn cứ hóa đơn GTGT, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ.
- Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:
Khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm.
Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15”.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Về thời gian giảm thuế GTGT:
Theo quy định tại Nghị định 72/2024/NĐ-CP thì thời gian giảm thuế GTGT từ 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Sau thời gian này các đối tượng được giảm thuế GTGT sẽ quay về mức thuế suất cũ theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 trong trường hợp không có văn bản chỉ đạo tiếp theo.
Như vậy, nhìn chung, điểm mới Nghị định 72/2024/NĐ-CP kế thừa nội dung giảm 2% thuế GTGT theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP. Không thay đổi hay mở rộng phạm vi đối tượng giảm thuế GTGT cũng như mức thuế suất được giảm.
Mới: Kê khai Phụ lục giảm thuế GTGT HTKK 5.2.2 đối với hàng hóa dịch vụ mua vào chịu thuế GTGT 8%
Điểm mới Nghị định 72/2024/NĐ-CP giảm 2% thuế GTGT đến hết 2024? File word, excel mặt hàng không giảm thuế GTGT từ 01/7/2024?
File word, excel mặt hàng không giảm thuế GTGT theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP?
Căn cứ tại Nghị định 72/2024/NĐ-CP về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 142/2024/QH15
Dưới đây là File word và file excel danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT 2024 theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP:
Tải về File word danh mục mặt hàng không được giảm thuế GTGT 2024 theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP
Tải về File excel danh mục mặt hàng không được giảm thuế GTGT 2024 theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP
Ban hành kèm theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP là Phụ lục I, II, III cụ thể:
- Phụ lục I danh mục hàng hoá, dịch vụ không được giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng
- Phụ lục II danh mục hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế giá trị gia tăng
- Phụ lục III danh mục hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin không được giảm thuế giá trị gia tăng
Xuất hóa đơn 8% hay 10% khi không xác định được mặt hàng giảm thuế GTGT?
Căn cứ theo Nghị định 72/2024//NĐ-CP thì việc giảm 2% thuế GTGT áp dụng đối với Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC có hướng dẫn như sau:
...
Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn.
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Trường hợp cơ sở kinh doanh khi nhập khẩu hàng hóa đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi bán cho người tiêu dùng đã lập hóa đơn ghi thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn GTGT bán ra đúng bằng với mức thuế suất thuế GTGT đã khai, nộp thuế ở khâu nhập khẩu nhưng mức thuế suất thuế GTGT đã khai (ở khâu nhập khẩu và khâu bán ra nội địa) thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT và cơ sở kinh doanh không thể thu thêm được tiền của khách hàng thì số tiền đã thu của khách hàng theo hóa đơn GTGT được xác định là giá đã có thuế GTGT theo thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT để làm cơ sở xác định đúng số thuế GTGT phải nộp và xác định doanh thu tính thuế TNDN.
...
Theo đó, trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế phương pháp khấu trừ sử dụng hóa đơn ghi sai mức thuế suất GTGT mà chưa tự điều chỉnh thì cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện sẽ xử lý như sau:
- Trường hợp thuế suất trên hóa đơn cao hơn (10%) mức thuế quy định (8%) thì bên bán nộp thuế theo mức thuế suất ghi trên hóa đơn (tức là mức thuế cao hơn), bên mua sẽ khấu trừ thuế theo quy định (tức là mức thuế thấp hơn).
Tuy nhiên, nếu bên bán đã kê khai theo mức thuế suất cao hơn và có xác nhận của cơ quan thuế thì bên mua cũng phải khấu trừ theo mức thuế cao hơn.
- Trường hợp thuế suất trên hóa đơn (8%) thấp hơn mức quy định (10% thì bên bán nộp thuế theo mức quy định (tức là mức cao hơn), bên mua khấu trừ thuế theo thuế suất trên hóa đơn (mức thuế thấp hơn).
Như vậy, việc áp dụng thuế suất cao hơn (tức 10%) sẽ hạn chế phải điều chỉnh lại cho 2 bên hơn trong trường hợp xác định sai mức thuế, hay không xác định chắc chắn.
Tuy nhiên, nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình thì bên mua nên yêu cầu thêm vào hợp đồng quy định sau:
- Bên bán phải kê khai hóa đơn theo đúng mức thuế GTGT tại hóa đơn
- Bên bán phải yêu cầu cơ quan thuế quản lý của mình xác nhận việc bên bán đã nộp thuế GTGT 10%.
- Trách nhiệm của bên bán nếu không làm theo các yêu cầu trên thì hoàn lại khoản tiền chênh lệch trong thời hạn cụ thể hoặc bồi thường.
Xem thêm: Tổng cục Thuế công bố danh sách 113 công ty bán trái phép hóa đơn (ngày 01/08/2024)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?