Điểm chuẩn Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội qua các năm như thế nào? Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đào tạo những ngành nào?
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đào tạo những ngành nào?
Căn cứ theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2023 và Thông báo tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy ngành Luật văn bằng thứ nhất năm 2023 thì cho đến khóa đào tạo hiện tại, trường đại học kiểm sát hà nội chỉ đào tạo 1 ngành duy nhất là Luật học với hai chuyên nghành chính:
Ngành Luật (Chuyên ngành Kiểm sát)
Ngành Luật (Chuyên ngành Luật thương mại)
Tại Đề mở ngành đào tạo trình độ đại học mới nhất của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thì dự kiến trường sẽ mở rộng ngành đạo tạo thêm ngành Luật Kinh tế
Trên đây là thông tin tham khảo về tuyển sinh và nghành đào tạo của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2023. Việc tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cần đợi đề án tuyển sinh chính thức để biết thêm chi tiết.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đào tạo những ngành nào? (Hình từ Internet)
Điểm chuẩn trường đại học kiểm sát hà nội qua các năm như thế nào?
Điểm trúng tuyển trường Đại học Kiểm soát Hà Nội xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT các năm gần nhất như sau:
Chuẩn đối với cơ sở giáo dục đại học về tuyển sinh và đào tạo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Chuẩn cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT thì cơ sở giáo dục đại học duy trì được chất lượng và hiệu quả về tuyển sinh, đào tạo và hỗ trợ người học.
Theo đó chuẩn cơ sở giáo dục đại học về tuyển sinh và đào tạo gồm các tiêu chí sau:
Tiêu chí 5.1: Tỷ lệ nhập học trên số chỉ tiêu công bố trong kế hoạch tuyển sinh hằng năm, tính trung bình 3 năm gần nhất không thấp hơn 50%; quy mô đào tạo không sụt giảm quá 30% so với 3 năm trước, trừ trường hợp việc giảm quy mô nằm trong định hướng phát triển của cơ sở giáo dục đại học.
Tiêu chí 5.2: Tỷ lệ thôi học, được xác định bằng tỷ lệ người học chưa tốt nghiệp mà không tiếp tục theo học hằng năm, không cao hơn 10% và riêng đối với người học năm đầu không cao hơn 15%.
Tiêu chí 5.3: Tỷ lệ tốt nghiệp, được xác định bằng tỷ lệ người học tốt nghiệp trong thời gian không chậm quá 2 năm so với kế hoạch học tập chuẩn, không thấp hơn 60%; tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn không thấp hơn 40%.
Tiêu chí 5.4: Tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%; tỷ lệ người tốt nghiệp hài lòng tổng thể về quá trình học tập và trải nghiệm không thấp hơn 70%.
Tiêu chí 5.5: Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, tự tạo việc làm hoặc học tiếp trình độ cao hơn trong thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp, không thấp hơn 70%.
Những đối tượng nào được xét tuyển thẳng theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì những đối tượng sau được xét tuyển thẳng:
- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các ngành, chương trình do cơ sở đào tạo quy định.
- Thí sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi, giải đấu cấp quốc gia hoặc quốc tế, do Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, cử tham gia, được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc tốt nghiệp trung cấp) vào các ngành phù hợp với môn thi, nội dung đề tài hoặc nghề dự thi, thi đấu, đoạt giải; cụ thể trong các trường hợp sau:
+ Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;
+ Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;
+ Thí sinh tham gia đội tuyển quốc gia thi đấu tại các giải quốc tế chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;
+ Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng.
- Thí sinh có bằng trung cấp ngành sư phạm loại giỏi trở lên, hoặc có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá và có ít nhất 02 năm làm việc đúng ngành được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?