Đeo tai nghe khi điều khiển xe ô tô, xe đạp và xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Đi xe máy đeo tai nghe một bên có bị phạt không?
Đeo tai nghe khi điều khiển xe tham gia giao thông có bị phạt hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
...
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Theo đó, đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông.
Đồng thời căn cứ Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
Theo đó, tương tự người điều kiện xe máy thì Người điều khiển xe đạp cũng không được sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật không có quy định cấm đối với hành vi đeo tai nghe khi đi xe ô tô.
Cụ thể tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính
Như vậy, người điều khiển xe máy sử dụng thiết bị âm thanh (ngoại trừ thiết bị trợ thính) khi tham gia giao thông đều bị xử phạt. Mức phạt tiền đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài ra không có quy định xử phạt nào khác đối với hành vi đeo tai nghe khi đi xe ô tô và xe đạp.
Đeo tai nghe khi điều khiển xe ô tô, xe đạp và xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Đi xe máy đeo tai nghe một bên có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Đi xe máy đeo tai nghe một bên có bị phạt không?
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông (trừ thiết bị trợ thính).
Như vậy, việc đeo tai nghe dù là một bên cũng được xem là hành vi sử dụng thiết bị âm thanh. Theo đó, đây là hành vi vị phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạt vi phạm hành chính theo các quy định đã phân tích nêu trên.
Đeo tai nghe khi lái xe máy có bị tước giấy phép lái xe không?
Cụ thể tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau về hình thức xử phạt vi phạm hành chính bổ sung:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe máy, người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?