Đêm hội trăng rằm năm 2023 tại Hà Nội được tổ chức vào thời gian nào? Đêm hội Trăng rằm được tổ chức ở đâu?
Đêm hội trăng rằm năm 2023 tại Hà Nội được tổ chức vào thời gian nào? Đêm hội Trăng rằm được tổ chức ở đâu?
Căn cứ theo Mục 2 Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2023 của Thành phố Hà Nội có nêu rõ như sau:
1. Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn Thành phố
a) Cấp Thành phố:
- Tên gọi: Đêm hội Trăng rằm 2023.
Ủy ban nhân dân Thành phố dự kiến tổ chức Đêm hội Trăng rằm vào 20h00’, ngày 29/9/2023 (tức ngày 15/8/2023 Âm lịch - thứ Sáu) tại huyện Ba Vì.
b) Cấp huyện, cấp xã: xây dựng Kế hoạch và tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em từ ngày 24/9 đến ngày 29/9 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tất cả trẻ em đều được đón Tết Trung thu, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em ở các địa bàn khó khăn và trẻ em vùng dân tộc, miền núi.
Theo đó, Đêm hội Trăng rằm năm 2023 sẽ được tổ chức vào 20h ngày 29/9/2023 (tức ngày 15/8/2023 Âm lịch - thứ Sáu) tại huyện Ba Vì.
Đêm hội trăng rằm năm 2023 tại Hà Nội được tổ chức vào thời gian nào? Đêm hội Trăng rằm được tổ chức ở đâu? (Hình từ Internet)
Thành phố Hà Nội có những hoạt động nào cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu năm 2023?
Tại Mục 2 Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2023 của Thành phố Hà Nội có nêu rõ những hoạt động dành cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu năm 2023 bao gồm:
(1) Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn Thành phố
- Cấp Thành phố:
- Cấp huyện, cấp xã: xây dựng Kế hoạch và tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em từ ngày 24/9 đến ngày 29/9 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tất cả trẻ em đều được đón Tết Trung thu, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em ở các địa bàn khó khăn và trẻ em vùng dân tộc, miền núi.
(2) Hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em và các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
(3). Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội
- Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động xã hội, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Trung ương và Thành phố nhằm nâng cao nhận thức, cam kết trách nhiệm và hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng.
- Đăng tải Thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch Nước; thông tin về các hoạt động tổ chức đón Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn Thành phố.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp; cung cấp kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; tập huấn kỹ năng sống cho trẻ em, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em...
- Biểu dương kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, nhận đỡ đầu, giúp đỡ, ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống trong các gia đình nghèo, trẻ em vùng dân tộc, miền núi...
(4). Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em gắn với các hoạt động vui chơi giải trí như chương trình văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động thể dục thể thao như bóng đá, cầu lông, bơi, sinh hoạt câu lạc bộ...nhằm thu hút trẻ em tham gia vào các hoạt động bổ ích, lành mạnh và đảm bảo an toàn.
(5). Huy động nguồn lực xã hội
Tăng cường huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ, chăm lo, tổ chức các hoạt động nhân dịp Tết Trung thu cho trẻ em như tổ chức Đêm Trưng thu, thăm tặng quà, trao học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo, trẻ em vùng dân tộc, miền núi và trao tặng trang thiết bị vui chơi cho trẻ em tại các vùng khó khăn nhằm đảm bảo cho mọi trẻ em đều được đón Tết Trung thu vui vẻ, đầm ấm và an toàn.
(6). Hoạt động thanh tra, kiểm tra
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm, đặc biệt thực phẩm phục vụ Tết Trung thu; ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định pháp luật việc kinh doanh các văn hóa phẩm, các sản phẩm, đồ chơi, trò chơi trẻ em không rõ nguồn gốc, có tính chất bạo lực, kích động, phản giáo dục không phù hợp lứa tuổi trẻ em hoặc chứa chất độc hại, gây nguy hiểm cho trẻ em.
- Nắm bắt tình hình, phát hiện và giải quyết, can thiệp, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả trẻ em bị bạo lực, xâm hại, vi phạm quyền trẻ em; đồng thời xem xét kết luận, kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các đối tượng vi phạm quyền trẻ em trên địa bàn.
Nguồn kinh phí tổ chức hoạt động Trung thu cho trẻ em ở Hà Nội được lấy từ đâu?
Tại Mục 4 Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2023 của Thành phố Hà Nội có nêu rõ nguồn kinh phí tổ chức Trung thu cho trẻ em ở Hà Nội được lấy từ nguồn ngân sách cấp Thành phố, cấp huyện, cấp xã đảm bảo theo phân cấp và các nguồn hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?