Đề xuất việc phân chia tài sản còn lại khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện theo thứ tự ưu tiên nào?
Đề xuất các hoạt động bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 100 Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đề xuất như sau:
Các hoạt động bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Kể từ khi có nghị quyết giải thể, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định giải thể của Tòa án, người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (đối với mô hình quản trị rút gọn) của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị cấm thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.
2. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Như vậy đề xuất các hoạt động bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm có:
- Cất giấu, tẩu tán tài sản.
- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.
- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản.
- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực.
- Huy động vốn dưới mọi hình thức.
Đề xuất việc phân chia tài sản còn lại khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện theo thứ tự ưu tiên nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất việc phân chia tài sản còn lại khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện theo thứ tự ưu tiên nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 101 Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đề xuất như sau:
Xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể thực hiện thu hồi, xử lý tài sản chung không chia và quỹ chung không chia theo khoản 2, 3 Điều này; thu hồi các tài sản khác; chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
2. Quỹ chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý theo các nguyên tắc sau đây:
a) Phần quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này được bàn giao cho Ủy ban nhân dân nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã để giao cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác trên địa bàn. Trường hợp không giao được cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn thì chuyển vào ngân sách nhà nước hoặc bàn giao cho tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại địa phương theo quy định;
b) Phần quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 4 Điều 85 của Luật này được thực hiện theo thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức cho, tặng và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Phần quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 85 của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Tài sản chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung không chia theo quy định tại điểm a, c, đ khoản 2 Điều 88 của Luật này được bàn giao cho Ủy ban nhân dân nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã để giao cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác trên địa bàn. Trường hợp không giao được cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn thì chuyển vào ngân sách nhà nước hoặc bàn giao cho tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại địa phương theo quy định;
b) Tài sản chung không chia quy định tại điểm d khoản 2 Điều 88 của Luật này được thực hiện theo thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức cho, tặng và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Tài sản chung không chia quy định tại điểm b, e khoản 2 Điều 88 của Luật này được xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Việc phân chia tài sản còn lại khi giải thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thanh toán chi phí giải thể bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi, định giá và thanh lý tài sản;
b) Thanh toán nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Nợ thuế;
d) Khoản nợ khác.
5. Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
6. Sau khi phân chia tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều này, phần còn lại được chia cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy theo đề xuất việc phân chia tài sản còn lại khi giải thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Thanh toán chi phí giải thể bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi, định giá và thanh lý tài sản.
- Thanh toán nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
- Nợ thuế.
- Khoản nợ khác.
Đề xuất nguyên tắc xử lý Quỹ chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 101 Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đề xuất nguyên tắc xử lý Quỹ chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể như sau:
- Phần quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này được bàn giao cho Ủy ban nhân dân nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã để giao cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác trên địa bàn.
Trường hợp không giao được cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn thì chuyển vào ngân sách nhà nước hoặc bàn giao cho tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại địa phương theo quy định;
- Phần quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 4 Điều 85 của Luật này được thực hiện theo thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức cho, tặng và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
- Phần quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 85 của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
Xem toàn bộ Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi): Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?