Đề xuất thay đổi mức hưởng dưỡng sức chế độ ốm đau? Điều kiện để hưởng chế độ ốm đau được đề xuất thế nào?
Đề xuất thay đổi mức hưởng dưỡng sức chế độ ốm đau như thế nào?
Căn cứ tại Điều 50 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:
- Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong một năm, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ này kết thúc hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 10 ngày trong một năm. (Hiện nay Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm)
+ Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe liên tục bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Số ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe được đề xuất như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
+ Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác. (Hiện nay điểm c khoản 2 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định là bằng 05 ngày)
- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 540.000 đồng. (Hiện nay khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày là 30% mức lương cơ sở).
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo quy định của Chính phủ.
Đề xuất thay đổi mức hưởng dưỡng sức chế độ ốm đau? Đề xuất sửa điều kiện để hưởng chế độ ốm đau? (Hình từ Internet)
Đề xuất về điều kiện để hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
Căn cứ tại Điều 46 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định về điều kiện để hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Người lao động phải nghỉ việc do mắc bệnh hoặc tai nạn rủi ro và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Người lao động không được giải quyết chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
+ Do tự hủy hoại sức khỏe, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định;
+ Nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, ngừng việc theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đề xuất giải quyết hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
Căn cứ tại Điều 52 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định về giải quyết hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điều 51 của Luật này cho người sử dụng lao động trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 51 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
- Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đề xuất hồ sơ hưởng chế độ ốm đau trường hợp điều trị nội trú như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 51 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau trường hợp điều trị nội trú như sau:
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 07 tuổi.
- Trường hợp người bệnh chuyển tuyến khám chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì thay bằng bản chính hoặc bản sao Giấy chuyển tuyến.
- Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản chính hoặc bản sao Giấy báo tử.
Xem toàn bộ Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?