Đề xuất quy định về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của Thương nhân thực hiện qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới?
- Quy định về thương nhân mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới như thế nào?
- Quy định về cửa khẩu biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân như thế nào?
- Đề xuất quy định về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của Thương nhân thực hiện qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới?
Quy định về thương nhân mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới như thế nào?
Ghi nhận tại Điều 5 Nghị định 14/2018/NĐ-CP, thương nhân mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới được quy định, cụ thể:
- Thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới là thương nhân Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đề xuất quy định về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của Thương nhân thực hiện qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới? (Hình ảnh từ Internet)
Quy định về cửa khẩu biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 14/2018/NĐ-CP, cửa khẩu biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu biên giới trên đất liền
Hoạt động thương mại biên giới được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Trường hợp hoạt động thương mại biên giới được thực hiện qua cửa khẩu khác, qua nơi mở ra cho qua lại biên giới thì phải bảo đảm các điều kiện, chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan
Bên cạnh đó, cửa khẩu khác và nơi mở ra cho qua lại biên giới được hiểu là cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. (khoản 2 Điều 3 Nghị định 14/2018/NĐ-CP)
Đề xuất quy định về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của Thương nhân thực hiện qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới?
Quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 14/2018/NĐ-CP, trường hợp hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới thực hiện qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định, công bố Danh mục các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa sau khi trao đổi, thống nhất với các bộ, ngành liên quan về việc đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua các địa điểm khác không phải là cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 14/2018/NĐ-CP.
Trên cơ sở ý kiến cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thống nhất với các bộ, ngành liên quan về việc đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.
Đồng thời, đề xuất tại khoản 2 Điều 1 Dự thảo 2 Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới tải, sửa đổi bổ sung về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của Thương nhân thực hiện qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:
“2. Trường hợp hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của Thương nhân thực hiện qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định công bố danh mục các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa sau khi trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế về việc đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.”
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định công bố danh mục các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa sau khi trao đổi, thống nhất với các Bộ, bao gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế về việc đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.
Hơn nữa, hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải đảm bảo quy định tại Điều 7 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP:
- Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế;
- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới ban hành Danh mục hàng hóa được phép mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân trong từng thời kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?