Đề xuất quy định mới về hợp đồng nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Nội dung của hợp đồng nhà giáo ra sao?

Đề xuất quy định mới về hợp đồng nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Nội dung của hợp đồng nhà giáo ra sao?

Đề xuất quy định mới về hợp đồng nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo?

Theo Điều 22 dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất về hợp đồng nhà giáo như sau:

- Hợp đồng nhà giáo được ký kết giữa người đứng đầu cơ sở giáo dục và nhà giáo.

- Hợp đồng nhà giáo bao gồm:

+ Hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được áp dụng đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn được áp dụng đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.

- Nhà giáo đang ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động trước khi Luật Nhà giáo có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi phải thay đổi theo các trường hợp quy định tại Điều 25 Luật Nhà giáo.

Như vậy, dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất về hợp đồng nhà giáo (xác định thời hạn và không xác định thời hạn) áp dụng cho nhà giáo trong cả các cơ sở giáo dục công lập, dân lập và tư thục.

>> Xem toàn văn dự thảo Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục: Tải về

Đề xuất quy định mới về hợp đồng nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Nội dung của hợp đồng nhà giáo ra sao?

Đề xuất quy định mới về hợp đồng nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Nội dung của hợp đồng nhà giáo ra sao? (Hình ảnh Internet)

Nội dung của hợp đồng nhà giáo theo đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo ra sao?

Căn cứ Điều 23 dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất về nội dung hợp đồng nhà giáo bao gồm những nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục;

- Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng; thông tin về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo; chức danh nhà giáo; số căn cước công dân đối với nhà giáo là người Việt Nam hoặc số hộ chiếu và quốc tịch đối với nhà giáo là người nước ngoài;

- Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Chế độ thăng tiến nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng;

- Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng;

- Tiền lương, chế độ tăng lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);

- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;

- Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Hiệu lực của hợp đồng;

- Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của cấp học, trình độ đào tạo, điều kiện đặc thù của cơ sở giáo dục và phương thức giải quyết tranh chấp nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, trên đây là nội dung có trong hợp đồng nhà giáo theo dự thảo Luật Nhà giáo. Hợp đồng nhà giáo được lập thành 03 (ba) bản, trong đó 01 (một) bản giao cho nhà giáo, 02 (hai) bản do cơ sở giáo dục lưu phục vụ công tác quản lý. (khoản 2 Điều 23 dự thảo Luật Nhà giáo)

Trường hợp nào cơ sở giáo dục đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo với nhà giáo theo dự thảo Luật Nhà giáo?

Căn cứ khoản 1 Điều 25 dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất trường hợp chấm dứt hợp đồng nhà giáo như sau:

- Cơ sở giáo dục được đơn phương chấm dứt hợp đồng với nhà giáo trong các trường hợp sau:

+ Nhà giáo có 02 năm liên tiếp bị đánh giá, xếp loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

+ Nhà giáo bị buộc thôi việc, sa thải theo quy định của pháp luật;

+ Nhà giáo làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, nhà giáo làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà sức khỏe chưa phục hồi để làm việc. Khi sức khỏe của nhà giáo phục hồi thì được xem xét để tiếp tục ký kết hợp đồng;

+ Vì lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho cơ sở giáo dục buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà nhà giáo đang đảm nhận không còn và không thể thỏa thuận để bố trí việc làm khác;

+ Khi cơ sở giáo dục dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, dự thảo Luật Nhà giáo đã đề xuất rõ ràng về các trường hợp có thể chấm dứt hợp đồng nhà giáo một cách đơn phương từ phía cơ sở giáo dục.

Hợp đồng thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức là hợp đồng gì?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về hợp đồng thỉnh giảng như sau:

Hợp đồng thỉnh giảng
1. Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức
a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.
b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
2. Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức
a) Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
b) Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.

Theo như quy định trên, hợp đồng thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức là hợp đồng vụ, việc.

Hợp đồng nhà giáo
Dự thảo Luật nhà giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công bố dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất (Dự thảo 5) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám?
Pháp luật
Điểm mới dự thảo Luật Nhà giáo về chính sách nhà giáo theo Tờ trình 656 năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Đề xuất quy định cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Bồi dưỡng nhà giáo gồm những bồi dưỡng nào?
Pháp luật
Tổng hợp những điểm mới nổi bật tại dự thảo Luật Nhà giáo cần lưu ý bao gồm những điểm nào?
Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của nhà giáo được đề xuất như thế nào tại dự thảo Luật Nhà giáo? Nhiệm vụ của nhà giáo ra sao?
Pháp luật
Đề xuất quy định mới về hợp đồng nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Nội dung của hợp đồng nhà giáo ra sao?
Pháp luật
Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với tố chức, cá nhân được đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo?
Pháp luật
Nghiêm cấm việc ép buộc học sinh học thêm, nộp tiền sai quy định tại dự thảo Luật nhà giáo? Hành vi nào của nhà giáo bị nghiêm cấm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng nhà giáo
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
518 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng nhà giáo Dự thảo Luật nhà giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng nhà giáo Xem toàn bộ văn bản về Dự thảo Luật nhà giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào