Đề xuất chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân chậm trễ và không hoàn thành việc phân bổ chi tiết, giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 7/2022?
Đầu tư công là gì? Phân loại đầu tư công?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 quy định về giải thích từ ngữ theo đó:
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.
Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
Nguyên tắc quản lý, công khai, minh bạch trong đầu tư công?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật Đầu tư công 2019 quy định về nguyên tắc quản lý, công khai, minh bạch trong đầu tư công theo đó:
Nguyên tắc quản lý đầu tư công:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
Công khai, minh bạch trong đầu tư công
- Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công bao gồm:
+ Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
+ Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;
+ Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
+ Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;
+ Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;
+ Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
+ Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;
+ Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
+ Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án;
+ Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án;
+ Quyết toán vốn đầu tư công.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.
Đề xuất chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân chậm trễ và không hoàn thành việc phân bổ chi tiết, giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 7/2022?(Hình từ internet)
Có chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân chậm trễ và không hoàn thành việc phân bổ chi tiết, giải ngân vốn đầu tư công do nguyên nhân chủ quan?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2022 quy định về chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân chậm trễ và không hoàn thành việc phân bổ chi tiết, giải ngân vốn đầu tư công do nguyên nhân chủ quan theo đó:
- Cho phép các bộ, cơ quan, địa phương được tiếp tục phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 đến ngày 28 tháng 6 năm 2022 như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 4044/TTrBKHĐT ngày 16 tháng 6 năm 2022. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương, địa phương liên quan báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, điều chỉnh số vốn ngân sách trung ương năm 2022 đến ngày 28 tháng 6 năm 2022 chưa phân bổ hết theo đúng quy định tại Nghị định số 40/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan về các nội dung, thông tin báo cáo, đề xuất.
- Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương báo cáo kết quả phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỉnh toán, xây dựng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2023 của các địa phương theo đúng quy định.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân chậm trễ và không hoàn thành việc phân bổ chi tiết, giải ngân vốn đầu tư công do nguyên nhân chủ quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 năm 2022.
Theo đó, Nghị quyết 80/NQ-CP đã nêu rõ Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có đề xuất chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân chậm trễ và không hoàn thành việc phân bổ chi tiết, giải ngân vốn đầu tư công do nguyên nhân chủ quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?