Đề xuất bỏ 03 đối tượng tinh giản biên chế? Dự thảo Nghị định sửa đổi về tinh giản biên chế có bao nhiêu nội dung?
Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 03 đối tượng tinh giản biên chế?
Mới đây, Bộ Nội vụ đã có văn bản Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP. quy định về tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là "Dự thảo Nghị định"). Tại đây.
Theo đó, đối với các đối tượng tinh giản biên chế, Dự thảo Nghị định đã kế thừa các nội dung còn phù hợp tại 03 Nghị định nêu trên, đồng thời đề nghị bỏ 03 đối tượng sau:
(1) Lao động hợp đồng
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
- Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
(2) Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động).
(3) Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội.
Trong đó, đối với đối tượng tinh giản biên chế là lao động hợp đồng, Dự thảo đề nghị áp dụng đối với lao động hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên cho phù hợp với quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP.
Theo ý kiến của Bộ Nội vụ, Nghị định này sẽ không áp dụng đối với lao động hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, vì đối tượng này ký hợp đồng có thời gian không quá 12 tháng.
Người dân có thể đóng góp ý kiến của mình về Dự thảo thông qua Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ theo đường dẫn <https://www.moha.gov.vn/van-ban-du-thao.html?id=48757>.
Đề xuất bỏ 03 đối tượng tinh giản biên chế? Dự thảo Nghị định sửa đổi về tinh giản biên chế có bao nhiêu nội dung? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào thuộc các trường hợp thực hiện tinh giản biên chế hiện nay?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP. Hiện nay, các đối tượng tinh giản biên chế bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;
- Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;
- Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu;
- Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó;
- Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Xem chi tiết tại bài viết: Năm 2023, cán bộ, công chức, viên chức nào sẽ bị tinh giản biên chế? Chính sách đối với người bị tinh giản biên chế ra sao?
Dự thảo Nghị định sửa đổi về tinh giản biên chế có bao nhiêu nội dung?
Tại Dự thảo Tờ trình về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP. Tại đây.
Theo đó, dự thảo bao gồm gồm 5 Chương và 24 Điều, cụ thể như sau:
- Chương I những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5);
- Chương II quy định về chính sách tinh giản biên chế (từ Điều 6 đến Điều 12);
- Chương III quy định về về trình tự, thời hạn giải quyết tinh giản biên chế (từ Điều 13 đến Điều 15);
- Chương IV quy định về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện tinh giản biên chế (từ Điều 16 đến Điều 22)
- Chương V quy định về điều khoản thi hành (Điều 23 và Điều 24).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?