Đề thi thử môn Hóa tốt nghiệp THPT 2024 tại Hà Nội ra sao? Gợi ý đáp án bài thi thử như thế nào?
- Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Hóa học tại Hà Nội ra sao? Gợi ý đáp án bài thi thử như thế nào?
- Thời gian thi, hình thức thi các môn thi THPT 2024 như thế nào?
- Đối tượng nào được dự thi tốt nghiệp THPT 2024?
- Hướng dẫn đăng ký dự thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2024 như thế nào?
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Hóa học tại Hà Nội ra sao? Gợi ý đáp án bài thi thử như thế nào?
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Hóa học tại Hà Nội như sau:
Cụ thể đáp án đề thi thử môn hóa học năm 2024 tại Hà Nội:
Lưu ý: nội dung trên mang tính chất tham khảo.
Đề thi thử môn Hóa tốt nghiệp THPT 2024 tại Hà Nội ra sao? Gợi ý đáp án bài thi thử như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian thi, hình thức thi các môn thi THPT 2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế bạn hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
(1) Hình thức bài thi:
- Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
- Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
(2) Thời gian làm bài thi cụ thể:
- Ngữ văn 120 phút;
- Toán 90 phút;
- Ngoại ngữ 60 phút;
- 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH.
Đối tượng nào được dự thi tốt nghiệp THPT 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT 2024 gồm:
- Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
- Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
- Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
Hướng dẫn đăng ký dự thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2024 như thế nào?
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 1277/BGDĐT-QLCL hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Trong đó, hướng dẫn việc đăng ký dự thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp như sau:
(1) Tài khoản của thí sinh trên Hệ thống quản lý thi (QLT):
- Các trường phổ thông cấp tài khoản và mật khẩu cho thí sinh cho người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi (gọi tắt là thí sinh đang học lớp 12) và hướng dẫn thí sinh chuẩn bị hồ sơ đăng ký dự thi (viết tắt là ĐKDT) trực tuyến.
- Đơn vị ĐKDT thực hiện cấp tài khoản và mật khẩu cho thí sinh là người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước và người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh (gọi tắt là thí sinh tự do) sau khi thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT.
- Tài khoản là Số Căn cước công dân (CCCD) hoặc Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc mã số định danh cá nhân (ĐDCN) do cơ quan Công an cấp. Đối với thí sinh không có CCCD/CMND/ĐDCN hoặc không có quốc tịch Việt Nam thì sử dụng số Hộ chiếu của thí sinh để thay thế.
Trường hợp thí sinh không có CCCD/CMND/ĐDCN/số Hộ chiếu thì Hệ thống quản lý thi sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý.
(2) Các đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh sử dụng tài khoản được cấp để: ĐKDT trực tuyến; kiểm tra thông tin cá nhân; đăng ký xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ); nộp các minh chứng để hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh ĐH, CĐ tại website http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn.
(3) Rà soát dữ liệu:
- Sở GDĐT chỉ đạo các trường phổ thông và các đơn vị ĐKDT kiểm tra và kiểm tra chéo thông tin thí sinh ĐKDT, đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT, đặc biệt lưu ý các thông tin về diện ưu tiên, điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT và thông tin để hưởng ưu tiên trong xét tuyển sinh ĐH, CĐ; tổ chức lưu giữ hồ sơ ĐKDT của các đối tượng dự thi.
- Để bảo đảm dữ liệu tổ chức thì là chính xác, các đơn vị ĐKDT in thông tin của thí sinh đang học lớp 12 từ Hệ thống QLT (Phiếu ĐKDT, Phiếu Đăng ký xét công nhận tốt nghiệp) và tổ chức cho học sinh rà soát, ký xác nhận.
(4) Các thí sinh tự do thuộc điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thi có học bạ theo chương trình THPT nào phải ĐKDT theo quy định dành cho chương trình đó.
Trong trường hợp thí sinh bị mất bản chính học bạ THPT có nguyện vọng được dự thi năm 2024 phải có xác nhận bản sao học bạ được cấp hoặc bản sao kết quả học tập THPT hoặc được sở GDĐT xác nhận (trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ dự thi của các kỳ thi trước).
(5) Một số lưu ý trong quá trình đăng ký dự thi:
- Ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải i là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng.
- Thí sinh đã đăng ký sơ tuyển phải dùng CCCD/CMND/ĐDCN/Số Hộ chiếu thống nhất khi ĐKDT, đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
- Mẫu hồ sơ ĐKDT được quy định tại phụ lục III Công văn 1277/BGDĐT-QLCL 2024.
- Mẫu hồ sơ Đăng ký xét công nhận tốt nghiệp được quy định tại phụ lục IV Công văn 1277/BGDĐT-QLCL 2024.
- Trong thời hạn đăng ký dự thi, thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh ĐH. CĐ phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo quy định và hướng dẫn tại Phụ lục XI Công văn 1277/BGDĐT-QLCL 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?