Đề thi minh họa môn Ngữ Văn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024 có nội dung thế nào?
Đề thi minh họa môn Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có nội dung thế nào?
NÓNG: Đề minh họa môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2025 có đáp án
>> Đáp án chính thức môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2024 do Bộ giáo dục và Đào tạo công bố
Ngày 21 tháng 03 năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 15 đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Trong đó, đề thi minh họa môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có nội dung như sau:
>> Tải đề thi minh họa môn Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024: tại đây
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Đã dạt về cuối trời Vẫn đổ bóng sang vòm trời khác Những đám mây kia ơi Bay nhẹ thế làm ta kinh ngạc Bay như chưa biết mình từ nước Chưa từng hóa cơn mưa Chưa từng có phút giây cuồng nộ Vô ưu bay, chẳng để ai ngờ... Những đám mây kia ơi Chân trời ấy làm sao chứa được Đã có lúc ghì mình sát đất Rồi bay theo mộng mị kiếp người Hòa tất thảy vào đời sống khác Lại làm mây di tán lưng trời (Trích Những đám mây cuối trời, Đoàn Văn Mật, Ngoài mây trời đầy trống vắng, NXB Hội Nhà văn, 2023, tr. 53-54) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau: bay như chưa biết mình từ nước chưa từng hóa cơn mưa chưa từng có phút giây cuồng nộ vô ưu bay, chẳng để ai ngờ... Câu 3. Nêu nội dung của những dòng thơ sau: đã có lúc ghì mình sát đất rồi bay theo mộng mị kiếp người hòa tất thảy vào đời sống khác lại làm mấy di tán lưng trời Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả về Những đám mây cuối trời trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước thử thách. Câu 2 (5,0 điểm) Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm (1) của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!"(2). Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ổ Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bảo Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ... ”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở. (1) Tiếng nước rơi bán âm: chỉ tiếng nước rơi trầm đục theo cách cảm nhận âm nhạc. (2) Tứ đại cảnh: tên một bản nhạc cổ Huế, tương truyền do vua Tự Đức sáng tác. (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 200-201) Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tình cảm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với sông Hương được thể hiện trong đoạn trích. |
Xem thêm: Đề thi văn THPT Quốc gia 10 năm gần đây kèm đáp án chính thức
Đề thi minh họa môn Ngữ Văn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024 có nội dung thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024 gồm những môn nào theo Quy chế thi mới?
Xem thêm: Đề thi minh họa môn GDCD tốt nghiệp THPT 2024 thế nào? Đáp án đề thi tham khảo môn GDCD 2024 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ các môn thi tốt nghiệp THPT 2024 như sau:
Bài thi
Tổ chức thi 05 (năm) bài thi, gồm: 03 (ba) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn); 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Theo đó, các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như sau:
(1) Đối với thí sinh thi tổ hợp Khoa học tự nhiên:
- Toán;
- Ngữ văn;
- Ngoại ngữ;
- Vật lí, Hóa học, Sinh học trong 01 bài thi tổ hợp.
(2) Đối với thí sinh thi tổ hợp Khoa học Xã hội:
- Toán;
- Ngữ văn;
- Ngoại ngữ;
- Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.
(3) Đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông thi tổ hợp Khoa học Xã hội:
- Toán;
- Ngữ văn;
- Ngoại ngữ;
- Lịch sử, Địa lí.
Trong đó, quy định rõ môn ngoại ngữ dự thi tốt nghiệp THPT 2024 bao gồm:
- Tiếng Anh,
- Tiếng Nga,
- Tiếng Pháp,
- Tiếng Trung Quốc,
- Tiếng Đức,
- Tiếng Nhật,
- Tiếng Hàn.
Môn Ngữ văn tiếp tục thi bằng hình thức tự luận từ năm 2025 đúng không?
Căn cứ vào Mục 5 Phương án ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 như sau:
Môn thi:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Theo đó, thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ thi 4 môn, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
- 2 môn bắt buộc gồm Ngữ Văn, Toán
- 2 môn tự chọn trong số các môn:
+ Ngoại ngữ
+ Lịch sử
+ Vật lí
+ Hóa học
+ Sinh học
+ Địa lí
+ Giáo dục kinh tế và pháp luật
+ Tin học
+ Công nghệ
Đồng thời Tại Mục 4 Phương án ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Hình thức thi:
Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Theo đó, thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vẫn tiếp tục giữ môn ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận.
Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/4/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?