Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025? Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án?

Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025? Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án?

Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025? Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án?

Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025 (Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án) như sau:

Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025 (Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án)

ĐỀ 1

PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 22. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Một trong những nước tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

A. Philippin

B. Hàn Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Trung Quốc.

Câu 2: Khi Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra, các nước Đồng minh chống phát xít đã mong muốn thiết lập một tổ chức quốc tế để bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới thay thế cho

A. Hội Quốc liên

B. Liên minh châu Âu.

C. Liên minh châu Phi.

D. Hiệp ước NATO.

Câu 3: Từ sau khi Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ đến năm 2000, quốc gia nào sau đây ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực”?

A. Italia.

B. Đức.

C. Anh.

D. Mi.

Câu 4: Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy lĩnh vực nào sau đây làm trọng tâm?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Quân sự.

D. Văn hoá.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh vào đầu năm 1945?

A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

C. Thoát khỏi khủng hoảng năng lượng.

B. Phân chia thành quả cuộc chiến tranh.

D. Đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Câu 1. Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít?

A. Phân chia lại thuộc địa của các nước.

B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

C. Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực.

D. Phục hồi và phát triển kinh tế thế giới.

Câu 2. Đâu là một trong những vai trò mục tiêu của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Cân bằng quyền lực các nước.

B. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ.

C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

D. Thực hiện quyền tự do hàng hải.

Câu 3. Ngày 1/1/1942, đại diện của 26 nước đã ký văn kiện nào sau đây?

A. Tuyên bố về Liên hợp quốc.

B. Thành lập khối Liên minh.

C. Xóa bỏ hệ thống thuộc địa.

D. Chấm dứt chiến tranh lạnh

Câu 4. Năm 1945, bản Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại

A. hội nghị Tam cường I-an-ta.

B. hội nghị Xan Phran-xi-xcô.

C. hội nghị Bàn Môn Điếm.

D. hội nghị Véc xai - Oasington.

Câu 5. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định bởi văn kiện quan trọng nào?

A. Hiến chương. B. Hiến pháp.

C. Tuyên ngôn. D. Hiệp định.

Câu 6. Cơ quan nào của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới?

A. Đại hội đồng. B. Ban thư ký.

C. Hội đồng bảo an. D. Tòa án quốc tế.

Câu 7. Một trong những cơ quan hành chính của Liên hợp quốc là

A. toà án quốc tế. B. tổng thư ký.

C. ban thư ký. D. quỹ nhi đồng.

Câu 8. Một trong những cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc là

A. toà án quốc tế. B. Tổng thư ký.

C. ban thư ký. D. đại hội đồng.

Câu 9. Cơ quan nào của Liên hợp quốc là tập hợp đại diện của tất cả các nước thành viên?

A. Đại hội đồng. B. Ban thư ký.

C. Hội đồng bảo an. D. Toà án quốc tế.

Câu 10. Một trong những quốc gia Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là

A. Nhật. B. Đức. C. Anh. D. Bi.

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025? Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án?

Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025? Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án? (Hình từ Internet)

Đặc điểm môn Lịch sử của Chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về môn Lịch sử của Chương trình giáo dục phổ thông nêu rõ đặc điểm môn Lịch sử của Chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.

Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.

Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...

Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn Lịch sử của Chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT môn Lịch sử của Chương trình giáo dục phổ thông quy định yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù như sau:

Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:

Thành phần năng lực

Biểu hiện

TÌM HIỂU LỊCH SỬ

- Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

- Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.

NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ

- Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.

- Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC

Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viết đoạn văn nghị luận về những cơ hội và thách thức đối với tuổi trẻ chọn lọc hay nhất? Mẫu bài nghị luận về những cơ hội và thách thức đối với tuổi trẻ?
Pháp luật
Trắc nghiệm Anh 12 thi giữa kì 1 có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Anh lớp 12 có đáp án PDF?
Pháp luật
Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh lớp 11 có file nghe đáp án 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Anh 11 chương trình mới?
Pháp luật
Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử trắc nghiệm có đáp án năm học 2024 2025? Trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 kèm đáp án?
Pháp luật
Đề kiểm tra địa 10 giữa học kì 1 kết nối tri thức có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 địa lí 10 năm 2024 tham khảo?
Pháp luật
Định luật Newton là gì? Công thức Định luật Newton? Quyền và nhiệm vụ của giáo viên dạy môn Vật lý?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu bài thi viết những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2024 từ 500 chữ?
Pháp luật
Bài viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường tiểu học, THCS ngắn gọn khoảng 500 từ mẫu tham khảo ra sao?
Pháp luật
Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Toán có đáp án tham khảo? Tải về đề thi giữa kì 1 Toán 6 tham khảo kèm đáp án ở đâu?
Pháp luật
Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp là gì? Ví dụ đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
132 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào