Đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025 như thế nào? Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực 2025 ra sao?
Đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025 như thế nào?
Ngày 9/8/2024, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) lần thứ hai. Đề tham khảo được thiết kế phục vụ đối tượng dự thi là học sinh theo học chương trình GDPT mới tham dự các đợt thi tổ chức từ năm 2025.
Theo đó, cấu trúc đề thi gồm 50 câu hỏi toán học và xử lý số liệu, 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực văn học - ngôn ngữ.
Đây là hai phần thi bắt buộc của bài thi HSA. Phần thi thứ ba cho phép thí sinh lựa chọn Khoa học hoặc tiếng Anh. Thời gian làm bài cho thi thứ ba là 60 phút.
Thí sinh chọn 3 trong 5 chủ đề Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý; mỗi chủ đề có 17 câu hỏi (gồm 1 câu thử nghiệm) để hoàn thành phần thi Khoa học. Phần lựa chọn tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được thiết kế để phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.
Thí sinh có thể xem chi tiết đề thi tham khảo kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025.
>> Xem chi tiết đề thi tham khảo kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025: Tải về
>> Xem chi tiết đáp án đề minh họa thi đánh giá năng lực năm 2025 (HSA) Đại học Quốc gia Hà Nội: Tại đây
Đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025 như thế nào? Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực 2025 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực 2025 ra sao?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định đề thi đánh giá năng lực được quy định như sau:
(1) Đề thi: Xây dựng theo đề cương, bao gồm cấu trúc, dạng thức, phạm vi và tiêu chí đánh giá. Phản ánh yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi cần thiết cho thành công trong trình độ đào tạo. Công bố ít nhất 30 ngày trước ngày thi để thí sinh chuẩn bị.
(2) Cấu trúc đề thi: Kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập cần chứa thành phần của môn toán hoặc ngữ văn, đồng thời cần bao gồm ít nhất hai môn học khác từ chương trình cấp THPT. Nội dung phải tuân thủ quy định pháp luật về giáo dục và văn hóa.
(3) Phạm vi đánh giá: Đánh giá thực hiện dựa trên nội dung chương trình THPT. Trong trường hợp kỳ thi bổ trợ, tập trung đánh giá tài năng, năng khiếu, hoặc phẩm chất đặc biệt liên quan đến ngành, lĩnh vực đào tạo cụ thể. Tiêu chí đánh giá được xây dựng để phản ánh đúng cấp độ năng lực và tư duy của thí sinh. Phân loại năng lực của thí sinh theo yêu cầu và đặc tính cụ thể của các ngành và lĩnh vực học thuật.
(4) Xây dựng đề thi: câu hỏi trong đề thi có thể được trích xuất ngẫu nhiên từ một ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa lớn hoặc được tạo mới theo quy trình bảo mật tuyệt đối. Bảo đảm tính tương đương giữa các đợt thi hoặc giữa các đề thi trong cùng một đợt, nhằm đảm bảo công bằng và chất lượng của quá trình kiểm tra. Câu hỏi được sáng tạo sao cho rõ ràng, không tạo ra hiểu lầm hoặc nhiều diễn giải.
(5) Hội đồng ra đề và hội đồng thẩm định: Hội đồng ra đề chịu trách nhiệm xây dựng đề thi. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm thẩm định đề thi. Tổ chức và hoạt động của hai hội đồng phải độc lập và không phụ thuộc vào nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (nếu có).
Tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh của các trường đại học phải đảm bảo những điều kiện nào?
Các trường đại học tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:
- Phải có bộ phận chuyên trách công tác khảo thí đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác thi.
- Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác thi;
- Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi;
- Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải thực hiện đầy đủ biện pháp để bảo đảm kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với hình thức thi trực tiếp, đồng thời toàn bộ diễn biến của buổi thi được ghi hình, ghi âm và lưu trữ.
Theo đó, cơ sở đào tạo tổ chức thi phải xây dựng quy chế thi và đề án tổ chức thi (có thể tích hợp trong đề án tuyển sinh), công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời gửi về cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ GDĐT để báo cáo ít nhất 30 ngày trước khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.
Cơ sở đào tạo tổ chức thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công tác trước, trong và sau kỳ thi, bao gồm cả trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng đề thi, quy chế thi, đề án tổ chức thi và việc triển khai đề án tổ chức thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?