Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thì doanh nghiệp phải đóng mức thu phí thẩm định là bao nhiêu từ 21/3/2024?
Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là bao nhiêu?
Hiện hành, theo Điều 4 Thông tư 156/2016/TT-BTC quy định mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như sau:
- Đối với trường hợp cấp mới, gia hạn giấy chứng nhận: 5.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
- Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận: 3.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
Theo quy định mới tại Điều 4 Thông tư 09/2024/TT-BTC thì mức thu phí thẩm định này không có sự thay đổi. Theo đó, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đóng mức thu phí thẩm định là 5.000.000 đồng/01 lần đối với trường hợp cấp mới, gia hạn giấy chứng nhận và đóng 3.000.000 đồng/01 lần đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận.
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thì doanh nghiệp phải đóng mức thu phí thẩm định là bao nhiêu từ 21/3/2024?
Có những hình thức nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nào?
Theo quy định Điều 5 Thông tư 09/2024/TT-BTC và khoản 1 Điều 3 Thông tư 74/2022/TT-BTC quy định doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thể nộp phí bằng một trong các hình thức sau:
- Nộp phí, lệ phí theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng.
Đối với phí, lệ phí do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu, người nộp phí, lệ phí nộp vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Nộp phí vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Nộp phí, lệ phí qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí, lệ phí (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính).
Trong thời hạn 24 giờ tính từ thời điểm nhận được tiền phí, lệ phí, cơ quan, tổ chức nhận tiền phải chuyển toàn bộ tiền phí, lệ phí thu được vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc chuyển toàn bộ tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước, nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
- Nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí, lệ phí.
Như vậy, doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thể nộp phí thẩm định theo một trong bốn hình thức trên.
Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được quản lý và sử dụng thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 156/2016/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng phí
Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí. Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo quy định mới tại Điều 6 Thông tư 09/2024/TT-BTC thì việc quản lý, sử dụng phí thẩm định được điều chỉnh như sau:
- Tổ chức thu phí được trích để lại 90% số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;
Nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
- Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thông tư 09/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 3 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?