Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài năm 2022?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp nào phải đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại vậy ạ? Cảm ơn!

Chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Tài chính về công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nước ngoài?

Căn cứ Công văn 6388/BTC-TCDN năm 2022 hướng dẫn của Bộ Tài chính như sau:

Để đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nước ngoài, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

"1. Triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 68/NQ-CP , Quyết định số 360/QĐ-TTg , Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025” và Công điện số 478/CĐ-TTg. Thực hiện đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 5899/BTC-QLCS ngày 22/6/2022 về việc thực hiện rà soát sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp nhà nước.
2. Với vai trò là người đứng đầu Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
- Chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN thuộc phạm vi quản lý rà soát, đánh giá kết quả thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp, xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức và giám sát việc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.
- Báo cáo tình hình phê duyệt, kết quả triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021 - 2025 của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp theo đúng quy định tại Quyết định số 360/QĐ-TTg .
- Triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo đúng quy định, công khai, minh bạch, hiệu quả phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cần xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu trong công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan; coi việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN là một tiêu chí đánh giá các cơ quan, đơn vị tập thể, cá nhân liên quan.
- Báo cáo việc chấp hành quy định về đăng ký lưu ký, đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, gửi Bộ Tài chính 6 tháng, hàng năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Kịp thời xử lý hoặc đề xuất giải pháp, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN."

Như vậy, chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nước ngoài được hướng dẫn như trên.

Công văn Bộ Tài chính hướng dẫn về việc đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nước ngoài?

Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài trong 2022? (Hình từ internet)

Chỉ tiêu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 360/QĐ-TTg năm 2022 về một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 như sau:

"Điều 1. Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025” với các nội dung sau:
...
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025
a) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối DNNN. Đảm bảo nguồn thu từ cơ cấu lại doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 ít nhất 248.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.
b) Xử lý cơ bản xong những yếu kém, thất thoát, những dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN.
c) Phê duyệt Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025 của toàn bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (bao gồm cả các tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần), DNNN. Tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả để có kết quả thực chất, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ."

Như vậy, chỉ tiêu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 được quy định như trên.

Giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định 360/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

"Điều 1. Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025” với các nội dung sau:
...
3. Nhiệm vụ, giải pháp
...
b) Hoàn thiện thể chế, chính sách
- Kịp thời rà soát, sửa đổi các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai... và các văn bản pháp luật khác có liên quan để khắc phục vướng mắc, khó khăn phát sinh trong cơ cấu lại DNNN, đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn.
- Hoàn thiện quy định về việc Nhà nước đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh DNNN tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, bảo đảm công khai, xác định rõ, đầy đủ chi phí, giá thành, trách nhiệm, quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp theo nguyên tắc không làm giảm hiệu quả kinh doanh của DNNN.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác giữa các DNNN và giữa DNNN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đổi mới quản trị doanh nghiệp trong các DNNN theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; đổi mới cơ chế tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao động, người quản lý, điều hành DNNN hợp lý, có tính cạnh tranh cao gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tổng kết, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật bảo đảm Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ được giao; đồng thời bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động của DNNN."

Như vậy, giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025 được quy định như trên.

Cơ cấu lại doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ cấu lại doanh nghiệp là gì?
Pháp luật
Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ cấu lại doanh nghiệp
1,148 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ cấu lại doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ cấu lại doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào