Đáp án Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 tuần 1 thế nào? Thể lệ Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 ra sao?
Đáp án Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 thế nào?
Chi tiết đáp án Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 như sau:
Câu 1: Anh tên thật là Lê Văn Trọng (còn được gọi là Lê Hữu Trọng), sinh ngày 20/10/1914 tại Nakhon Phanom (Thái Lan), mất ngày 20/11/1931, quê gốc ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Anh từng có câu nói nổi tiếng là “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác". Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/1981), Ban Bí thư Trung ương Đoàn trao thẻ Đoàn viên số 1 của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho anh. Anh là ai?
Đáp án: C. Lý Tự Trọng
Câu 2: Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, ai đã được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam?
Đáp án: D. Đồng chí Huỳnh Thúc Kháng
Câu 3: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thi đua phải lấy điều gì làm gốc?
Đáp án: B. Lấy tinh thần yêu nước
Câu 4: Trong bài viết "Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc" dành tặng cho đồng bào và chiến sĩ miền Nam Việt Nam vào tháng 08/1948, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định những nội dung mà dân tộc Việt Nam có thể học Chủ tịch Hồ Chí Minh là:
Đáp án: D. Trung với nước, hiếu với dân; Đoàn kết toàn dân; Phấn đấu; Lý thuyết, phương pháp khoa học; Cần, kiệm, liêm, chính; Quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng
Câu 5: Theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị: Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn để làm căn cứ gì?
Đáp án: C. Đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm
Câu 6: Có bí danh là Hai Nghị, năm 1965 là Phó Bí thư Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh và năm 1967 là Bí thư Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh kiêm Khu ủy viên Sài Gòn – Gia Định. Là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, người giữ bí mật bản Nghị quyết Quang Trung của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968. Nhân vật này là ai?
Đáp án: A. Hồ Hảo Hớn
Câu 7: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê Sơn, làm việc ở Hàn Lâm Viện. Ông đã biên soạn bộ sử nào dưới đây?
Đáp án: D. Đại Việt sử ký toàn thư
Câu 8: Đọc 02 đoạn trích sau: "Từ đó, lớp trẻ chúng tôi xem anh không chỉ là lãnh tụ của Đảng ta mà còn là "thủ lĩnh" của thanh niên Việt Nam" "Ông trở thành người anh thân thiết, vị Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn, dẫn dắt tuổi trẻ Việt Nam từ Bắc chí Nam hăng hải tham gia các phong trào thi đua “tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm", "đẩy mạnh chiến tranh du kích và đấu tranh chính trị trong lòng địch"" Hãy cho biết, nhân vật lịch sử đang được nhắc đến trong 02 đoạn trích là ai?
Đáp án: B. Đồng chí Nguyễn Lam
Câu 9: Số 04 Duy Tân (Số 04 Phạm Ngọc Thạch quận 01 - Nhà văn hóa thanh niên) từ lâu đã là nơi tập hợp phong trào thanh niên học sinh sinh viên của Sài Gòn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là trụ sở của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn - Hội đồng đại diện Sinh viên Sài Gòn. Vào sự kiện tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, trước tình cảnh đồng bào thành phố gặp nạn, nơi đây đã trở thành nơi đóng trụ sở của một tổ chức học sinh - sinh viên. Tên tổ chức này là:
Đáp án: C. Ủy ban Thanh niên - Sinh viên - Học sinh cứu trợ đồng bào bị nạn
Câu 10: Hiện nay, tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh?
Đáp án: A. Báo Tuổi Trẻ
Câu 11: Trong các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, giá trị nào tác động mạnh nhất, thôi thúc Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước?
Đáp án: A. Chủ nghĩa yêu nước
Câu 12: Quốc hiệu Đại Cồ Việt đã trải qua bao nhiêu triều đại phong kiến?
Đáp án: B. 3 triều đại
Câu 13: Ai là Giám đốc đầu tiên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh?
Đáp án: B. Thầy Trần Chí Đáo
Câu 14: Các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương xuất hiện vào thời nào?
Đáp án: D. Nhà Nguyễn
Câu 15: Điểm chung của các cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936-1939, 1939-1945 do Đảng lãnh đạo không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án: A. Tập hợp, rèn luyện cho quần chúng đấu tranh
Câu 16: Đây là một ngôi đình cổ nhất của TP. Hồ Chí Minh, được những người di dân gốc Nghệ An xây dựng vào khoảng năm 1679, hiện đang nằm trên địa bàn Phường 11, quận Gò Vấp. Ngôi đình này thờ hai vị Vương nhà Lý là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương. Đình được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1998. Ngôi đình này tên là gì?
Đáp án: D. Đình Thông Tây Hội
Câu 17: Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân nghĩa là:
Đáp án: C. Không giày xéo lên lợi ích cá nhân
Câu 18: Tính đến năm 2024, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nằm trên địa bàn của tỉnh/thành nào?
Đáp án: D. TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương
Câu 19: Chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 là chiến công của:
Đáp án: B. Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán
Câu 20: Đây là 01 ngôi đình cổ của TP. Hồ Chí Minh, được xây dựng vào 1823 để thờ người khai hoang lập ấp vùng đất Thủ Đức vào khoảng thế kỷ XVII là Tạ Dương Minh - thủ lĩnh của một nhóm nhỏ người Hoa "bài Thanh phục Minh" di cư sang Việt Nam. Đình hiện tọa lạc tại đường Chương Dương, phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức. Ngôi đình này tên là gì?
Đáp án: A. Đình Linh Đông
Trên đây là đáp án Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024.
Lưu ý: Đáp án Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 tuần 1 thế nào? Thể lệ Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 ra sao? (Hình từ internet)
Thể lệ Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 ra sao?
Chi tiết Thể lệ Tải về Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 như sau:
Đối tượng dự thi: Đoàn viên, hội viên là học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở đào tạo thuộc ĐHQG-HCM.
Thời gian tổ chức: Diễn ra trực tuyến từ ngày 12/12/2024 đến hết ngày 26/12/2024 tại cổng thông tin Hội thi: https://tuoitrevnuhcm.vn/
Thời gian đăng ký tài khoản: Từ ngày 11/12/2024 đến hết ngày 26/12/2024.
- Thời gian của phần thi trắc nghiệm trực tuyến “Biết Sử Việt”:
+ Tuần 1: từ ngày 12/12/2024 đến hết ngày 18/12/2024.
+ Tuần 2: từ ngày 19/12/2024 đến hết ngày 25/12/2024.
- Thời gian của phần thi “Trang sách Sử Việt”:
+ Thời gian nhận bài dự thi: từ ngày 12/12/2024 đến hết ngày 26/12/2024.
+ Thời gian triển khai bình chọn bài dự thi: từ ngày 23/12/2024 đến hết ngày 26/12/2024.
- Tổng kết và trao giải Hội thi: Dự kiến tuần thứ 2 tháng 01/2025.
Nội dung thi:
- Kiến thức chung về lịch sử Việt Nam; lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; lịch sử Đảng bộ, Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh; cuộc đời sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh; lịch sử, truyền thống cách mạng của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh; các kỳ Đại hội Đoàn thành phố và toàn quốc; lịch sử Hội Sinh viên Việt Nam, lịch sử Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; truyền thống học sinh, sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh; các tấm gương anh hùng liệt sĩ, các bậc tiền bối cách mạng Việt Nam…
- Các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa cấp Thành phố hoặc cấp quốc gia, địa chỉ đỏ trên địa bàn Thành phố, căn cứ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Những kiến thức về văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam; lịch sử hình thành, phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình thức thi:
Phần thi “Biết Sử Việt:
- Thí sinh thực hiện 20 câu hỏi/lượt thi dưới dạng trắc nghiệm trong vòng 10 phút. Mỗi thí sinh được thi chính thức tối đa 03 lượt thi trên cùng một tài khoản. Ban Tổ chức sẽ chọn ra lượt thi có số điểm cao nhất để tính cho mỗi đợt thi của tài khoản đã đăng ký dự thi.
- Sau mỗi đợt thi, Ban Tổ chức sẽ chọn 10 thí sinh có số điểm thi trắc nghiệm cao nhất với thời gian ngắn nhất để trao giải.
Phần thi “Trang sách Sử Việt”:
- Thi theo cá nhân.
- Thí sinh chọn một cuốn sách về lịch sử Việt Nam bản thân yêu thích và viết một bài tóm tắt cảm nhận về toàn bộ cuốn sách hoặc một nội dung yêu thích trong sách (từ 500 - 2000 từ).
- Thí sinh thực hiện bài viết trực tuyến tại cổng thông tin của Hội thi để Ban Tổ chức tiến hành kiểm duyệt và duyệt đăng bài dự thi. Thí sinh kêu gọi bình chọn cho sản phẩm dự thi trực tiếp tại website Hội thi.
- Tổng điểm bài thi được tính từ số điểm của Ban Giám khảo (chiếm 70% tổng điểm) và số điểm bình chọn trên website (chiếm 30% tổng điểm) để chọn ra 01 bài thi đạt giải Nhất, 02 bài thi đạt giải Nhì, 03 bài thi đạt giải Ba và 04 bài thi đạt giải Khuyến khích.
- Điểm của Ban Giám khảo được chấm điểm dựa trên chất lượng nội dung và hình ảnh minh họa. Điểm bình chọn được tính bằng tổng lượt bình chọn của bài thi tại website Hội thi, mỗi lượt bình chọn được quy đổi 01 điểm.
Thời gian mở bình chọn từ ngày 23/12/2024 đến ngày 26/12/2024.
*Lưu ý:
- Tác giả chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu và quyền sở hữu trí tuệ của bài viết dự thi.
- Mỗi tác giả có thể gửi nhiều bài dự thi đảm bảo trong thời gian quy định của Ban Tổ chức.
- Trong và sau chương trình Ban Tổ chức có quyền sử dụng bài viết, các hình ảnh đính kèm để phục vụ công tác tuyên truyền.
- Khi upload file hình ảnh kèm theo trong bài viết đề nghị tác giả gửi dưới định dạng file .jpg hoặc .png với dung lượng tối đa 5 MB để đảm bảo hình được hiển thị ở trạng thái tốt nhất.
Cơ cấu giải thưởng Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 ra sao?
Cơ cấu giải thưởng Hội thi Tìm hiểu lịch sử Hiểu Sử Việt Năm 2024 như sau:
Giải tuần:
- Có 20 giải thưởng tuần phần thi trắc nghiệm trực tuyến “Biết Sử Việt” (dành cho 10 thí sinh có điểm cao nhất và thời gian thực hiện bài thi ngắn nhất mỗi tuần và trao trong 02 tuần thi):
+ 02 Giải Nhất: 500.000đ + Giấy chứng nhận của Ban Cán sự Đoàn;
+ 04 Giải Nhì: 300.000đ/giải + Giấy chứng nhận của Ban Cán sự Đoàn;
+ 06 Giải Ba: 200.000đ/giải + Giấy chứng nhận của Ban Cán sự Đoàn;
+ 08 Giải Khuyến khích: 150.000đ/giải + Giấy chứng nhận của Ban Cán sự Đoàn.
Giải chung cuộc Hội thi “Hiểu Sử Việt”:
- Có 04 giải chung cuộc (dành cho 04 thí sinh có tổng điểm cao nhất và tổng thời gian thực hiện bài thi ngắn nhất trong 02 tuần thi trực tuyến phần thi “Biết Sử Việt”):
+ 01 Giải Nhất: 1.000.000đ + Giấy khen Ban Cán sự Đoàn;
+ 01 Giải Nhì: 800.000đ + Giấy khen Ban Cán sự Đoàn;
+ 01 Giải Ba: 600.000đ + Giấy khen Ban Cán sự Đoàn;
+ 01 Giải Khuyến khích: 500.000đ + Giấy khen Ban Cán sự Đoàn.
- Giải thưởng phần thi “Trang sách Sử Việt”:
+ 01 Giải Nhất: 1.000.000đ + Giấy khen Ban Cán sự Đoàn;
+ 02 Giải Nhì: 800.000đ/giải + Giấy khen Ban Cán sự Đoàn;
+ 03 Giải Ba: 600.000đ/giải + Giấy khen Ban Cán sự Đoàn;
+ 04 Giải Khuyến khích: 500.000đ/giải + Giấy khen Ban Cán sự Đoàn.
- Giải phong trào: Đoàn Thanh niên đơn vị có số lượng thí sinh dự thi liên tục trong 02 tuần (từ ngày 12/12/2024 đến hết ngày 26/12/2024) đông nhất khối ĐHQG-HCM sẽ nhận giấy khen của Ban Cán sự Đoàn ĐHQG-HCM và tiền thưởng trị giá 3 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai tiền bán đấu giá biển số xe mới nhất 2025 và cách ghi? Tiền đấu giá biển số xe về đâu?
- Mẫu bảng đánh giá nhà cung ứng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu? Bảng đánh giá nhà cung ứng là gì?
- Mẫu Bảng kê gỗ xuất khẩu mới nhất như thế nào? Tải ở đâu? Hướng dẫn cách lập Bảng kê gỗ xuất khẩu chi tiết?
- Thẩm quyền thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương do ai quy định?
- Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng danh hiệu Anh hùng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác?