Đảo ngữ là gì? Ví dụ câu đảo ngữ trong tiếng Việt? Tác dụng biện pháp tu từ đảo ngữ là gì?

Đảo ngữ là gì? Ví dụ câu đảo ngữ trong tiếng Việt? Tác dụng biện pháp tu từ đảo ngữ là gì?

Đảo ngữ là gì? Ví dụ câu đảo ngữ trong tiếng Việt? Tác dụng biện pháp tu từ đảo ngữ là gì?

Xem thêm: Bác ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Trên con tàu nào? Lúc này Bác bao nhiêu tuổi?

Xem thêm: Nghĩa tường minh và hàm ý là gì? Cho ví dụ

Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học, trong đó có biện pháp tu từ đảo ngữ.

Vậy, Đảo ngữ là gì? Ví dụ câu đảo ngữ trong tiếng Việt? Tác dụng biện pháp tu từ đảo ngữ là gì?

Đảo ngữ là một biện pháp tu từ trong tiếng Việt, trong đó vị trí thông thường của các từ hoặc cụm từ trong câu được thay đổi nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa hoặc cảm xúc làm cho câu văn trở nên sinh động, gợi hình ảnh và cảm xúc mạnh mẽ hơn.

Ví dụ câu đảo ngữ trong tiếng Việt: "Lom khom dưới núi, tiều vài chú"; "Lác đác bên sông chợ mấy nhà." - (Bà Huyện Thanh Quan)

Để hiểu rõ hơn Đảo ngữ là gì? Tác dụng biện pháp tu từ đảo ngữ là gì? cùng theo dõi, vận dụng vào các hình thức biện pháp tu từ đảo ngữ như sau:

Biện pháp tu từ đảo ngữ thường có hai hình thức cơ bản gồm:

- Đảo các thành tố trong cụm từ:

Ví dụ:

"Cánh đồng xanh mướt." -> Đảo ngữ: "Xanh mướt cánh đồng."

"Cánh đồng lúa chín vàng." -> Đảo ngữ: "Chín vàng cánh đồng lúa."

- Đảo các thành phần trong câu:

Ví dụ:

"Người cha tóc bạc phơ." -> Đảo ngữ: "Bạc phơ mái tóc người cha."

"Anh ấy đã biết điều đó." -> Đảo ngữ: "Điều đó anh ấy đã biết."

Đảo ngữ là gì? Ví dụ câu đảo ngữ trong tiếng Việt? Tác dụng biện pháp tu từ đảo ngữ là gì?

Đảo ngữ là gì? Ví dụ câu đảo ngữ trong tiếng Việt? Tác dụng biện pháp tu từ đảo ngữ là gì?

Học sinh lớp mấy được học đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ học sinh lớp 8 được học đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ.

Những tác phẩm nào bắt buộc phải có trong chương trình giáo dục phổ thông của môn ngữ văn?

Theo tiểu mục 1 Mục V chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định một số văn bản bắt buộc và văn bản bắt buộc lựa chọn như sau:

- Tác phẩm bắt buộc:

+ Nam quốc sơn hà (Thời Lý)

+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

+ Truyện Kiều của Nguyễn Du

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

+ Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

- Tác phẩm bắt buộc lựa chọn:

+ Văn học dân gian Việt Nam

++ Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười

++ Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)

++ Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam

++ Chọn ít nhất 1 truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam

++ Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng

+ Văn học viết Việt Nam, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau:

++ Thơ Nôm, văn nghị luận của Nguyễn Trãi

++ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du

++ Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

++ Thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu

++ Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến

++ Truyện và thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

++ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao

++ Tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng

++ Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

++ Thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám

++ Truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân

++ Kịch của Nguyễn Huy Tưởng

++ Kịch của Lưu Quang Vũ

+ Văn học nước ngoài, chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau: Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

Như vậy, bên cạnh những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn, chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn phải có các văn bản bắt buộc trên để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước.

Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có nêu rõ khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 như sau:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.

- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đồng thời theo Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có nêu rõ nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương như sau:

- Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).

- Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.

- Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.

- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

Biện pháp tu từ
Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
Pháp luật
Tháng 11 tiếng Anh là gì? Tháng 11 tiếng Anh viết tắt thế nào? Lời chúc tháng 11 ý nghĩa thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi? Yêu cầu cần đạt đối với môn ngữ văn cấp 2 hiện nay?
Pháp luật
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20 11 ngắn gọn? Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20 11 ở trường ngắn nhất?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới hay? Cách viết đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới chi tiết? Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn? Quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4? Mẫu bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4?
Pháp luật
Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ lớp 12 chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT 2018 là gì?
Pháp luật
Nghị luận về tuổi trẻ nhiệt huyết chọn lọc? Viết đoạn văn 200 chữ về lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp tu từ
12,920 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp tu từ Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp tu từ Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào