Dành tối thiểu 75.000 tỷ đồng làm nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ quy định tại Phần IV Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 về kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 như sau:
- Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách trung ương: 48.000 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 20.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 28.000 tỷ đồng);
+ Vốn ngân sách địa phương: 12.690 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 1.700 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 10.990 tỷ đồng);
+ Huy động hợp pháp khác: 14.310 tỷ đồng.
- Chính phủ có giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình bảo đảm hiệu quả.
Như vậy, nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.
Dành tối thiểu 75.000 tỷ đồng làm nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025? (Nguồn hình: Internet)
Vốn và nguồn vốn đối với các dự án của chương trình như thế nào?
Căn cứ Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 các dự án thành phần của chương trình được quy định như sau:
Căn cứ Mục 1 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 22.110 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 16.940 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 15.400 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 1.540 tỷ đồng);
+ Ngân sách địa phương: 2.920 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 1.800 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 1.120 tỷ đồng);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 2.250 tỷ đồng.
Tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 3.050 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 2.200 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 2.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 200 tỷ đồng);
+ Ngân sách địa phương: 300 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 200 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 100 tỷ đồng);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 550 tỷ đồng.
Căn cứ mục 2 phần III Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 10.550 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương: 7.550 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
- Ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
- Vốn huy động hợp pháp khác: 2.000 tỷ đồng.
Căn cứ mục 3 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 5.500 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 3.000 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 1.500 tỷ đồng.
Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 2.000 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 1.000 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 500 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 500 tỷ đồng.
Căn cứ mục 4 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 15.300 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 7.000 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 2.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 5.000 tỷ đồng);
- Ngân sách địa phương: 4.800 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 300 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 4.500 tỷ đồng);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 3.500 tỷ đồng.
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 570 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 270 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 200 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 100 tỷ đồng.
Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện : 2.610 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 1.950 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 600 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 1.350 tỷ đồng);
+ Ngân sách địa phương: 550 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 400 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 150 tỷ đồng);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 110 tỷ đồng.
Căn cứ mục 5 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèođ) Vốn và nguồn vốn
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 8.000 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương: 4.000 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
- Ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
- Vốn huy động hợp pháp khác: 3.000 tỷ đồng.
Căn cứ mục 6 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 2.120 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 1.500 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 120 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 500 tỷ đồng.
Tiểu dự án 2: Truyền thông vè giảm nghèo đa chiều
- Vốn và nguồn vốn
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 800 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 600 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 100 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 100 tỷ đồng.
Căn cứ mục 7 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 1.500 tỷ đồng. Trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 1.300 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 100 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 100 tỷ đồng.
Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
- Vốn và nguồn vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 890 tỷ đồng, Trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 690 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 100 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 100 tỷ đồng.
Đối tượng của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gồm những đối tượng nào?
Căn cứ quy định tại mục 2 Phần II Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định đối tượng của chương trình như sau:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên phạm vi cả nước. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; các tỉnh có huyện nghèo.
- Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh có huyện nghèo.
- Các tổ chức, cá nhân liên quan.
- Thời gian thực hiện Chương trình: đến hết năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?