Danh sách tổ chức đấu giá tài sản và chi nhánh tổ chức đấu giá trên toàn quốc do Bộ Tư pháp thông báo?

Cho tôi hỏi: Bên mình có danh sách tổ chức đấu giá tài sản và chi nhánh tổ chức đấu giá trên toàn quốc do Bộ Tư pháp thông báo? - Câu hỏi của chị H.Q (Bình Dương).

Danh sách tổ chức đấu giá tài sản và chi nhánh tổ chức đấu giá trên toàn quốc?

Ngày 24/5/2022, Bộ Tư pháp ban hành Thông báo 1637/TB-BTP năm 2022.

Theo đó, Danh sách tổ chức đấu giá tài sản, chi nhánh tổ chức đấu giá tài sản trong cả nước theo quy định của Luật Đấu giá tài sản được công bố tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông báo 1637/TB-BTP năm 2022.

> Tải toàn bộ Danh sách Tại đây.

Dưới đây là ảnh chụp 1 phần danh sách:

(Ảnh chụp 1 phần)

Danh sách tổ chức đấu giá tài sản và chi nhánh tổ chức đấu giá trên toàn quốc do Bộ Tư pháp thông báo?

Danh sách tổ chức đấu giá tài sản và chi nhánh tổ chức đấu giá trên toàn quốc do Bộ Tư pháp thông báo? (Hình từ Internet)

Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản gồm những gì?

Căn cứ quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản 2016 có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 10 Điều 73 Luật Giá 2023 như sau:

Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
1. Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
2. Thông báo công khai về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người có tài sản đấu giá;
b) Tên tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá;
c) Giá khởi điểm của tài sản đấu giá;
d) Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản quy định tại khoản 4 Điều này;
đ) Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tổ chức đấu giá.
3. Người có tài sản đấu giá căn cứ hồ sơ tham gia tổ chức đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản, tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều này để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn.
4. Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bao gồm:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá;
b) Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả;
c) Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản;
d) Giá dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp;
đ) Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố;
e) Các tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.
5. Trường hợp pháp luật quy định việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu thì thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn theo các tiêu chí sau:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá;

- Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả;

- Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản;

- Giá dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp;

- Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố;

- Các tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.

Việc đấu giá tài sản trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá được quy định thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:

Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá
1. Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá theo hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá theo trình tự sau đây:
a) Giới thiệu bản thân, người giúp việc; công bố danh sách người tham gia đấu giá và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá;
b) Đọc Quy chế cuộc đấu giá;
c) Giới thiệu từng tài sản đấu giá;
d) Nhắc lại mức giá khởi điểm trong trường hợp công khai giá khởi điểm;
đ) Thông báo bước giá và khoảng thời gian tối đa giữa các lần trả giá, đặt giá;
e) Phát số cho người tham gia đấu giá;
g) Hướng dẫn cách trả giá, chấp nhận giá và trả lời câu hỏi của người tham gia đấu giá;
h) Điều hành việc trả giá, chấp nhận giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Việc trả giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên được thực hiện như sau:
a) Đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu giá thực hiện việc trả giá;
b) Người tham gia đấu giá trả giá. Giá trả phải ít nhất bằng giá khởi điểm trong trường hợp công khai giá khởi điểm. Người trả giá sau phải trả giá cao hơn giá mà người trả giá trước liền kề đã trả;
c) Đấu giá viên công bố giá đã trả sau mỗi lần người tham gia đấu giá trả giá và đề nghị những người tham gia đấu giá khác tiếp tục trả giá;
d) Đấu giá viên công bố người đã trả giá cao nhất là người trúng đấu giá sau khi nhắc lại ba lần giá cao nhất đã trả và cao hơn giá khởi điểm mà không có người trả giá cao hơn.
3. Việc chấp nhận giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống được thực hiện như sau:
a) Đấu giá viên đưa ra giá để người tham gia đấu giá chấp nhận giá. Người chấp nhận giá khởi điểm là người trúng đấu giá;
b) Đấu giá viên công bố mức giảm giá và tiến hành đấu giá tiếp trong trường hợp không có người nào chấp nhận giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm. Người chấp nhận mức giá đã giảm là người trúng đấu giá;
c) Trường hợp có từ hai người trở lên cùng chấp nhận giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người trúng đấu giá.

Như vậy, hiện nay, việc đấu giá tài sản trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.

Đấu giá tài sản TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí đấu giá tài sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giá khởi điểm có phải là giá thấp nhất của tài sản không? Giá khởi điểm tài sản thuộc sở hữu của cá nhân xác định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn địa điểm tổ chức phiên đấu giá tài sản từ 01/01/2025? Xem tài sản đấu giá được tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Năm 2025 15 loại tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá theo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 thế nào?
Pháp luật
Giá dịch vụ đấu giá tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá do ai quyết định? Nâng giá dịch vụ cao hơn mức tối đa của khung giá bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Có thể đấu giá tài sản bằng cách thức bốc thăm được không? Những tài sản nào không được đấu giá bằng cách thức bốc thăm?
Pháp luật
Tổng hợp điểm mới Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 cần chú ý? Bổ sung thủ tục đấu giá online từ ngày 1 1 2025 thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia đấu giá tài sản từ 01/01/2025 theo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn quy định tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước trong đấu giá tài sản từ 01/01/2025 theo như thế nào?
Pháp luật
Pháp luật nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản thực hiện những hành vi nào? Đấu giá tài sản phải dựa trên những nguyên tắc gì?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về đấu giá tài sản tại địa phương có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đấu giá tài sản
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,594 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đấu giá tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đấu giá tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào