Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên TAND năm 2024?
Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên TAND năm 2024?
Ngày 11/11/2024, Hội đồng tuyển dụng công chức TAND Tối cao đã có Thông báo 27/TB-HĐTD Tải về về kết quả chấm phúc khảo vòng 1 và lịch thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên TAND năm 2024.
Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên TAND năm 2024? (Hình từ internet)
Tải về Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên TAND năm 2024
Trên đây là Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên TAND năm 2024.
Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên TAND năm 2024? (Hình từ internet)
Lịch thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên TAND năm 2024 thế nào?
Theo Thông báo 27/TB-HĐTD, chị tiết Lịch thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên TAND năm 2024 như sau:
Thời gian: Sáng Thứ Sáu, ngày 22/11/2024.
- 7h15: Gọi thí sinh vào phòng thi;
- 8h00-11h00: Thí sinh làm bài thi.
Hình thức thi: Thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành, thời gian 180 phút.
Địa điểm:
- Khu vực thi miền Bắc: tại Học viện Tòa án, đường 282 xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Tòa nhà A3 và A4).
- Khu vực thi miền Nam: tại Trường Đại học Sài Gòn, số 273 An Dương Vương, phường 3, quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh (Tòa nhà Khu E).
Nội dung kiến thức ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành Vòng 2 tại Phụ lục số 03.
Tải về Phụ lục số 03
Lưu ý:
- Thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 2 chủ động nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện Nội quy thi của Hội đồng tuyển dụng trong thời gian tham dự kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024;
- Các tài liệu Thí sinh được mang vào phòng thi và sử dụng khi làm bài thi gồm: Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng Dân sự do các Nhà xuất bản có thẩm quyền phát hành;
- Khi tham dự kỳ thi, thí sinh mang theo Căn cước công dân (hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh) để Giám thị kiểm tra trước khi vào phòng thi;
- Thí sinh không được phép mang điện thoại, máy ảnh, phương tiện kỹ thuật thu phát, truyền tin,... vào khu vực thi; không nên mang các vật dụng có giá trị đến địa điểm thi.
Nếu Thí sinh mang các vật dụng cá nhân đến địa điểm thì thì phải để bên ngoài khu vực thi, tại địa điểm do Hội đồng tuyển dụng quy định và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản cá nhân của mình. Nếu bị phát hiện cố tình mang vào phòng thi thì Thí sinh sẽ bị xử lý theo quy định;
- Thí sinh kiểm tra thông tin cá nhân theo danh sách đủ điều kiện Hội đồng tuyển dụng đã thông báo (lưu ý phần thông tin số báo danh, danh sách đăng ký nguyện vọng theo khu vực dự thi); nên đến địa điểm thi từ trước để tìm hiểu, xác định vị trí phòng thi của mình.
Mọi vướng mắc đề nghị liên hệ số điện thoại 0395.285.225 trước ngày 19/11/2024; Thường xuyên theo dõi các thông báo tiếp theo của Hội đồng tuyển dụng trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao tại địa chỉ: https://www.toaan.gov.vn.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Tổ chức Toàn án nhân dân 2014 có quy định về Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
+ Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
+ Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
+ Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
+ Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
- Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định công nhận tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Đại biểu dân cử có phải là cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật không?
- Quyết định 2662 về Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thế nào?
- Cơ sở hạ tầng thông tin là gì? Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia?
- Dịch vụ Internet là gì? Sử dụng dịch vụ Internet, người sử dụng có trách nhiệm như thế nào?