Danh sách các khu kinh tế ven biển tại Việt Nam 2022? Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế ven biển được thực hiện như thế nào?
Các điều kiện khi thành lập khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định các điều kiện phải đáp ứng khi thành lập khu kinh tế như sau:
Thành lập khu kinh tế
1. Khu kinh tế bao gồm: khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế chuyên biệt (sau đây gọi chung là khu kinh tế).
2. Khu kinh tế được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh;
c) Có hiệu quả kinh tế - xã hội;
d) Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Danh sách các khu kinh tế ven biển tại Việt Nam 2022? Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế ven biển được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế ven biển Việt Nam?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập khu kinh tế
Căn cứ Điều 15 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ thành lập khu kinh tế như sau:
Hồ sơ thành lập khu kinh tế
1. Đề án thành lập khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;
b) Đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến thành lập khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
đ) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;
e) Thể hiện phương án thành lập khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.
2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu kinh tế.
3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Bước 2: Gửi hồ sơ, lấy ý kiến thẩm định
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 3: Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu kinh tế
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu kinh tế.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
Danh sách các khu kinh tế ven biển của Việt nam hiện nay?
Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế được thành lập ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển.
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1453/QĐ-TTg năm 2020 quy định bổ sung Khu kinh tế ven biển Quảng Yên (Quảng Ninh), Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (Quảng Trị), Khu kinh tế ven biển Thái Bình (Thái Bình) và Khu kinh tế Ninh Cơ (Nam Định) vào Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020 quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định 1353/QĐ-TTg năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020.
Theo đó, Việt Nam có các khu kinh tế ven biển như sau:
+ Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh);
+ Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng);
+ Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa);
+ Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (Nghệ An);
+ Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh);
+ Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình);
+ Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế);
+ Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam)
+ Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi);
+ Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định);
+ Khu kinh tế Nam Phú Yên (Phú Yên);
+ Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa);
+ Khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang);
+ Khu kinh tế Định An (Trà Vinh);
+ Khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau).
+ Khu kinh tế ven biển Quảng Yên (Quảng Ninh)
+ Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (Quảng Trị)
+ Khu kinh tế ven biển Thái Bình (Thái Bình)
+ Khu kinh tế Ninh Cơ (Nam Định)
- Xây dựng các khu kinh tế ven biển ở miền Bắc: trước hết xây dựng khu kinh tế Vân Đồn ở tỉnh Quảng Ninh trở thành cửa mở hướng ra biển, phát triển theo hướng hội nhập kinh tế với khu vực Đông Bắc Á, trong hợp tác của hai hành lang, một vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.
- Xây dựng các khu kinh tế ven biển ở miền Trung: trước hết xây dựng khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh và khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa trở thành cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây và Bắc – Nam.
- Xây dựng các khu kinh tế ven biển ở miền Nam: trước hết xây dựng khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trở thành cửa mở hướng ra biển, hội nhập kinh tế khu vực ASEAN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?