Danh sách các bệnh viện Trung ương Hà Nội? Khám chữa bệnh tại bệnh viện trung ương được thanh toán BHYT như thế nào?
Danh sách các bệnh viện Trung ương Hà Nội?
Tại Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định các cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến trung ương và tương đương như sau:
- Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ các bệnh viện quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT.
- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa.
- Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế.
- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó, danh sách các bệnh viện trung ương Hà Nội tức là các bệnh viện trung ương có trụ sở tại Hà Nội được niêm yết tại Trang thông tin điện tử chính thức của Bộ Y tế.
Các bệnh viện Trung ương Hà Nội bao gồm:
(1) Bệnh Viện Bạch Mai
(2) Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương
(3) Bệnh Viện Châm Cứu Trung Ương
(4) Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương
(5) Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức
(6) Bệnh Viện K
(7) Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
(8) Bệnh Viện Nhi Trung Ương
(9) Bệnh Viện Phổi Trung Ương
(10) Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
(11) Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
(12) Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương
(13) Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương 1
(14) Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Trung Ương
(15) Bệnh Viện Nội Tiết Trung ương
(16) Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương
...
Xem chi tiết tại: Trang thông tin điện tử chính thức của Bộ Y tế
Danh sách các bệnh viện Trung ương Hà Nội? Khám chữa bệnh tại bệnh viện trung ương được thanh toán BHYT như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh trái tuyến trung ương như thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bới khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Theo đó, mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện trung ương như sau:
Sẽ được BHYT chi trả theo mức 40% của mức hưởng 80% chi phí điều trị nội trú đối với những đối tượng tại điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
- 40% của mức hưởng 100% chi phí điều trị nội trú đối với các đối tượng tại điểm a,b,c khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
- 40% của mức hưởng 95% chi phí điều trị nội trú đối với các đối tượng tại điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
Quy định về cơ sở khám chữa bệnh trung ương hiện nay ra sao?
Tại Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến trung ương và tương đương cụ thể như sau:
- Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất.
- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa.
- Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế.
- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?