Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 19/2024 thế nào?
Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 19/2024 thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT Tải về có quy định danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi như sau:
- Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.
- Phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
- Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu, giáo trình, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
- Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý.
- Quản lý các đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Theo đó, có tất cả là 07 vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải thực hiện định kỳ chuyển đổi công tác như đã nêu trên.
Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 19/2024 thế nào? (Hình từ internet)
Điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 19/2024 thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:
- Đối với đối tượng thuộc diện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT đã được chuyển đổi theo quy định tại Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT trước ngày Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp tục theo dõi, tính thời gian giữ vị trí công tác để rà soát định kỳ chuyển đổi theo thời hạn quy định tại Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT.
- Đối với các vụ, cục, Văn phòng, Thanh tra, các đơn vị do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (bao gồm cả các cơ sở giáo dục đại học) tiếp tục thực hiện theo kế hoạch đã ban hành cho đến khi có Quy định cụ thể của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc trong các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
*Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/01/2025.
Chương trình giáo dục hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định về chương trình giáo dục như sau:
- Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
- Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019.
Theo đó, hiện nay, chương trình giáo dục được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khu phi thuế quan ở trong lãnh thổ Việt Nam hay nước ngoài? Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước có chịu thuế nhập khẩu?
- Cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
- Giảm mức bồi thường khi xét giảm thời hạn chấp hành án đối với người có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 cán bộ công chức viên chức TPHCM? Cán bộ công chức viên chức nghỉ Tết Âm lịch 2025 từ ngày mấy?
- Tải về File excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội 1 lần: Thời gian đóng BHXH từ 12 tháng trở lên và dưới 12 tháng?