Danh mục thời hạn sử dụng và tỷ lệ hao mòn của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ từ năm 2022? Những tài sản nào không phải tính hao mòn?
Những tài sản hạ tầng giao thông đường bộ nào không phải tính hao mòn?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định như sau:
- Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 3 Thông tư này đều phải tính hao mòn, trừ tài sản quy định tại khoản 2 Điều này.
- Những tài sản hạ tầng giao thông đường bộ dưới đây không phải tính hao mòn:
+ Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ chưa tính hết hao mòn nhưng đã bị hư hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được;
+ Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.
- Việc tính hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12 hàng năm, trước khi khóa sổ kế toán.
- Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh trong năm (do được mua sắm, đầu tư xây dựng mới), cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện tính hao mòn như sau: Trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tính hao mòn tròn 01 năm; trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng dưới 06 (sáu) tháng thì không tính hao mòn trong năm phát sinh tài sản.
- Trường hợp trong năm có phát sinh việc tiếp nhận tài sản do được giao, được nhận điều chuyển, chia tách, giải thể, sáp nhập, hợp nhất thì việc tính hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản vào thời điểm cuối năm theo quy định.
Sử dụng để tính hao mòn và tỷ lệ tính hao mòn của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian bao lâu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định thời gian sử dụng để tính hao mòn của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
- Thời gian sử dụng để tính hao mòn, tỷ lệ hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng để tính hao mòn tài sản từ năm 2022.
- Đối với các tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì áp dụng thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này để tính hao mòn tài sản cho số năm sử dụng trước năm 2022.
Danh mục thời hạn sử dụng và tỷ lệ hao mòn của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ từ năm 2022? Những tài sản nào không phải tính hao mòn?
Danh mục thời hạn sử dụng và tỷ lệ hao mòn của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ từ năm 2022?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định danh mục thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Thông tư 35/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 30/7/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?