Đánh giá tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Xin chào ban biên tập, tôi được biết đến Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định về xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Vậy việc đánh giá tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình này như thế nào? Cảm ơn ạ!

Mục đích đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định về mục đích đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 như sau:

Mục đích đánh giá: Xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định.

Nội dung đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định về mục đích đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 như sau:

“2. Nội dung đánh giá:
a) Nội dung đánh giá hằng năm
- Đánh giá công tác quản lý chương trình trong năm thực hiện gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
- Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
- Mức độ đạt được kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao.
- Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân.
- Phương hướng, giải pháp thực hiện năm tiếp theo.
b) Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình
- Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
- Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
- Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình so với mục tiêu chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm.
- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình từ thời điểm đánh giá đến năm cuối giai đoạn 5 năm, bao gồm đề xuất điều chỉnh chương trình (nếu có).
c) Nội dung đánh giá kết thúc chương trình
- Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng hệ thống chính sách quản lý, tổ chức thực hiện; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
- Đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
- Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của chương trình so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội; tính bền vững của chương trình; bình đẳng giới; môi trường, sinh thái (nếu có).
- Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình và đề xuất khuyến nghị cần thiết để duy trì kết quả đã đạt được của chương trình; các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường (nếu có).
d) Nội dung đánh giá đột xuất về chương trình - Nội dung đánh giá đột xuất thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 mục II phụ lục này.
- Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện chương trình, khản năng hoàn thành mục tiêu của chương trình.”

Đánh giá tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bên vững giai đoạn 2021-2025?

Đánh giá tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bên vững giai đoạn 2021-2025?

Các bước đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định về mục đích đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 như sau:

3. Các bước đánh giá
a) Thu thập thông tin, báo cáo ở cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban quản lý cấp xã:
- Định kỳ thu thập thông tin theo các Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biếu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15.
Đối với các biểu từ Biểu số 04 đến Biểu số 15 chỉ định kỳ thu thập ở các xã được thụ hưởng các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình do cấp xã trực tiếp làm chủ đầu tư hoặc thực hiện.
- Xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) và gửi vềBan Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và các phòng, ban trực tiếp quản lý.
- Cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định.
b) Thu thập thông tin, tổng hợp, báo cáo ở cấp huyện - Các cơ quan, đơn vị liên quan thu thập thông tin Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu 14, Biểu 15 (về các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần do cấp huyện trực tiếp thực hiện).
- Các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp biểu mẫu báo cáo theo dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần được phân công chủ trì, quản lý, thực hiện; xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01) đối với các dự án, tiểu dựán và nội dung thành phần do phòng ban quản lý, Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) và gửi về Ban Chỉ đạo các
chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và sở, ngành trực tiếp quản lý.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung các Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15, đồng thời tổng hợp Biểu số 01 và Biểu số 02; xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) để báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành chủ trì, quản lý và thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình. Cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định.
c) Tổng hợp, báo cáo ở cấp tỉnh
- Các cơ quan, đơn vị liên quan thu thập thông tin Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu 14, Biểu 15 (về các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần do cấp tỉnh trực tiếp thực hiện).
- Các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp biểu mẫu báo cáo theo dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần được phân công chủ trì, quản lý, thực hiện; xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01) đối với các dự án, tiểu dựán và nội dung thành phần do sở, ban ngành quản lý, Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) và gửi về SởLao động - Thương binh và Xã hội và bộ, ngành trực tiếp quản lý.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung các Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15, đồng thời tổng hợp Biểu số 01 và Biểu số 02; xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm(Mẫu số 01), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định.
d) Tổng hợp, báo cáo ở cấp trung ương
- Các bộ, cơ quan trung ương liên quan thu thập thông tin Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu 14, Biểu 15 (về các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần do cấp trung ương trực tiếp thực hiện).
- Các bộ, cơ quan trung ương chủ trì, quản lý, thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần tổng hợp Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02) và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp hợp Báo cáo giám sát 6 tháng, hằng năm (Mẫu số 01), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất (Mẫu số 02); cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định, gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./."

Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/07/2022.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cần có tiêu chí nào?
Pháp luật
Những kết quả và chỉ tiêu cần đạt được trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dành tối thiểu 75.000 tỷ đồng làm nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 hướng đến những đối tượng nào?
Pháp luật
Phấn đấu đến năm 2025, cả nước giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều?
Pháp luật
Mức chi chung từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?
Pháp luật
Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Pháp luật
03 mức chi hỗ trợ giao dịch việc làm trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp và cải thiện dinh dưỡng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
1,455 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào