Đảng viên bị kỷ luật cách chức trong trường hợp nào? Đảng viên giữ nhiều chức vụ khi bị kỷ luật cách chức sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng?
Đảng viên bị cách chức trong trường hợp nào?
Theo Điều 35 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì hình thức kỷ luật cách chức được áp dụng với đảng viên chính thức có hành vi vi phạm kỷ luật, cụ thể như sau:
"Điều 35.
1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời.
2. Hình thức kỷ luật :
- Đối với tổ chức đảng : khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
- Đối với đảng viên chính thức : khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
- Đối với đảng viên dự bị : khiển trách, cảnh cáo."
Căn cứ Chương II, III, IV Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với trường hợp đã bị xử lý kỷ luật mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng đối với các hành vi sau đây:
- Vi phạm về chính trị và nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng;
- Vi phạm chính sách, pháp luật của nhà nước;
- Vi phạm về chế độ trách nhiệm, đạo đức lối sống, tín ngưỡng và tôn giáo.
Đảng viên bị kỷ luật cách chức trong trường hợp nào? Đảng viên giữ nhiều chức vụ khi bị cách chức phải chịu bất lợi như thế nào?
Thẩm quyền quyết định cách chức đảng viên giữ nhiều chức vụ thuộc về đối tượng nào?
Theo Điều 14 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về kỷ luật cách chức đối với Đảng viên như sau:
"Điều 14. Kỷ luật cách chức đối với đảng viên
1. Đảng viên giữ nhiều chức vụ (kể cả chức vụ đương nhiệm hoặc chức vụ ở các nhiệm kỳ trước đó) vi phạm kỷ luật phải cách chức thì tùy mức độ, tính chất vi phạm mà cách một, một số hay tất cả các chức vụ hoặc phải khai trừ thì tổ chức đảng quản lý đảng viên đó quyết định.
2. Đảng viên tham gia nhiều cấp ủy (trừ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương) vi phạm đến mức phải cách chức cấp ủy viên cao nhất hoặc khai trừ thì do ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp ủy cấp cao nhất mà đảng viên đó là thành viên quyết định. Nếu phải cách chức cấp ủy viên ở một cấp ủy cấp dưới thì do ban thường vụ cấp ủy quản lý đảng viên đó quyết định.
3. Đảng viên tham gia nhiều cấp ủy, giữ nhiều chức vụ, bị kỷ luật cách chức một chức vụ đương nhiệm hoặc chức vụ trước đó, thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét các chức vụ khác, có thể cách chức hoặc cho thôi giữ một, một số hoặc tất cả các chức vụ khác.
4. Việc kỷ luật đối với ủy viên ủy ban kiểm tra là cấp ủy viên tiến hành như đối với cấp ủy viên. Nếu ủy viên ủy ban kiểm tra không phải là cấp ủy viên thì việc kỷ luật khiển trách, cảnh cáo tiến hành như đối với cán bộ do cấp ủy cùng cấp quản lý; trường hợp kỷ luật cách chức, khai trừ do cấp ủy cùng cấp quyết định.
5. Cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải kỷ luật cách chức, không để thôi giữ chức, không chấp nhận cho rút khỏi cấp ủy."
Cơ cấu tổ chức của đơn vị sau khi có Đảng viên bị cách chức như thế nào?
Theo hướng dẫn tại khoản 5 Mục III Hướng dẫn 02-HD/TW năm 2021 như sau:
"III- Thi hành kỷ luật
...
5. Về kỷ luật cách chức đối với đảng viên (Điều 14)
5.1. Cấp ủy có ban thường vụ, trường hợp chỉ cách chức bí thư, phó bí thư thì còn chức ủy viên ban thường vụ. Cách chức ủy viên ban thường vụ thì còn chức cấp ủy viên. Cách chức cấp ủy viên thì không còn chức bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ. Nếu bị cách chức ở nhiệm kỳ trước (một, một số chức vụ hoặc cách tất cả các chức vụ) thì tổ chức đảng có thẩm quyền phải xem xét, quyết định cách chức một, một số hoặc tất cả các chức vụ ở nhiệm kỳ sau hoặc quyết định cho miễn nhiệm chức vụ, từ chức.
5.2. Cách chức chủ nhiệm, phó chủ nhiệm thì vẫn còn là ủy viên ủy ban kiểm tra. Cách chức ủy viên ủy ban kiểm tra thì không còn là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của cấp ủy đó.
5.3. Chi bộ có chi ủy, nếu chỉ cách chức bí thư hoặc phó bí thư chi bộ thì còn chức chi ủy viên; nếu cách chức chi ủy viên thì đồng thời không còn là bí thư hoặc phó bí thư chi bộ."
Hậu quả bất lợi mà Đảng viên phải chịu khi bị kỷ luật cách chức là gì?
Theo quy định tại Điều 40 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
"Điều 40.
1. Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra khỏi Đảng.
2. Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, cấp uỷ cấp trên trực tiếp lập tổ chức đảng mới hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng cho số đảng viên còn lại.
3. Đảng viên bị kỷ luật cách chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp uỷ, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.
4. Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng phải được cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương."
Theo đó, Đảng viên bị kỷ luật cách chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp uỷ, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?