Đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa? Nhập khẩu xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng dầu được thực hiện thế nào?
Bộ Công thương yêu cầu phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa?
Căn cứ vào Công văn 5096/BCT-TTNT năm 2022 của Bộ Công thương đã có những hướng dẫn về việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa như sau:
- Chủ động nguồn hàng, có phương án nhập khẩu (đối với các thương nhân đầu mối) để bảo đảm cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước thời gian tới;
- Không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh; duy trì hoạt động bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp và cung cấp đủ hàng cho các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp;
- Chia sẻ nguồn cung, lợi nhuận trong hệ thống phân phối, cho các khách hàng một cách hợp lý để bảo đảm không gián đoạn việc cung ứng xăng dầu cho thị trường;
- Thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
Theo đó, phải chủ động nguồn xăng dầu và có phương án nhập khẩu xăng dầu để bảo đảm cung cấp xăng dầu đây đủ cho thị trường trong nước.
Đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa? Nhập khẩu xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng dầu được thực hiện thế nào?
Việc nhập khẩu xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng dầu nội địa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 33 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tổng nguồn xăng dầu tối thiểu
1. Hàng năm, căn cứ nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế quốc dân và nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, Bộ Công Thương xác định nhu cầu định hướng về tổng nguồn xăng dầu của năm tiếp theo. Nhu cầu xăng dầu phục vụ cho quốc phòng được xác định riêng.
2. Trên cơ sở nhu cầu định hướng về tổng nguồn xăng dầu thực tế tiêu thụ nội địa của năm trước liền kề và đăng ký của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu phục vụ tiêu thụ nội địa cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
3. Trong trường hợp cần thiết, nhằm bảo đảm nguồn cung, Bộ Công Thương quy định cụ thể tiến độ nhập khẩu hoặc mua xăng dầu trong nước để thương nhân đầu mối thực hiện.
4. Căn cứ nhu cầu thị trường, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quyết định tổng khối lượng xăng dầu kinh doanh các loại để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhưng không thấp hơn mức tối thiểu được giao.
5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc bảo đảm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của các thương nhân, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương điều chỉnh mức tổng nguồn tối thiểu đã giao cho các thương nhân.
Như vậy, việc nhập khẩu xăng dầu để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa được thực hiện theo quy định trên.
Tổ chức nào có quyền xuất khẩu xăng dầu theo quy định hiện nay?
Căn cứ vào Điều 35 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu
1. Chỉ có thương nhân đầu mối được xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
2. Chỉ có thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
3. Chỉ có thương nhân sản xuất được gia công xuất khẩu xăng dầu.
4. Kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gồm những loại hình sau:
a) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu xăng dầu ra khỏi Việt Nam.
b) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
5. Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam để bán cho các đối tượng sau đây cũng được áp dụng các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu:
a) Máy bay của các hãng hàng không nước ngoài cập cảng hàng không Việt Nam, máy bay của các hãng hàng không Việt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế xuất cảnh.
b) Tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam, tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.
6. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động:
a) Nhập khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
b) Xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
c) Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
d) Gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động:
a) Nhập khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
b) Xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
c) Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan xăng dầu và nguyên liệu.
d) Gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
Theo đó thì chỉ có những thương nhân đầu mối mới được xuất khẩu xăng dầu theo quy định hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?