Đã có Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng?
- Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng sẽ điều chỉnh những gì?
- Có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng nào và mức xử phạt là bao nhiêu?
- Tòa án có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng không?
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng sẽ điều chỉnh những gì?
Căn cứ vào Điều 1 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 đã có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Theo đó, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng sẽ sẽ điều chỉnh hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt hành chính. Điều chỉnh về các mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đã có Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng? (Hình từ Internet)
Có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng nào và mức xử phạt là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 5 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 đã có quy định như sau:
Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
3. Nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vị cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, sẽ 02 hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là cảnh cáo và phạt tiền.
Căn cứ vào Điều 6 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 đã có quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân đến 40.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tổ chức đến 80.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các điều từ Điều 25 đến Điều 32 của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vị cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân; thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Theo quy định trên thì cá nhân khi có hành vi vi phạm hành chính về cản trở hoạt động tố tụng thì mức phạt tiền tối đa sẽ là 40.000.000 đồng, mức phạt tiền tối đa của tổ chức sẽ là 80.000.000 đồng.
Tòa án có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng không?
Căn cứ vào Điều 25 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 đã có quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, o, g và h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
4. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Như vậy, thẩm phán, chánh án Tòa án nhân dân các cấp và chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương đều có thẩm quyền phạt cảnh cáo đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng vi phạm hành chính.
Căn cứ vào quy định trên để xác định thẩm quyền phạt tiền tối đa đối với thẩm phán, chánh án Tòa án nhân dân các cấp và chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?