Đã có Nghị định 113 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã từ ngày 01/11/2024 như thế nào?
Đã có Nghị định 113 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã từ ngày 01/11/2024 như thế nào?
Ngày 12/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã 2023.
Theo đó, Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã về:
(1) Phân loại quy mô hợp tác xã.
(2) Tiêu chí lựa chọn, đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ, nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(3) Điều kiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.
(4) Điều kiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ và mức cho vay, giới hạn cho vay, lãi suất, xử lý rủi ro từ hoạt động cho vay nội bộ.
(5) Giao dịch nội bộ và thu nhập từ giao dịch nội bộ.
(6) Xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng bao gồm:
- Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đã có Nghị định 113 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã từ ngày 01/11/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Phân loại quy mô hợp tác xã từ 1/11/2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định về phân loại quy mô hợp tác xã như sau:
Căn cứ lĩnh vực hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 113/2024/NĐ-CP, hợp tác xã được phân loại theo quy mô lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ trên cơ sở tiêu chí số lượng thành viên chính thức và một trong hai tiêu chí doanh thu hoặc tổng nguồn vốn được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 113/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp:
- Hợp tác xã quy mô lớn có từ 300 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 50 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô vừa có từ 200 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 05 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô nhỏ có từ 50 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 02 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 01 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô siêu nhỏ bao gồm các hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 5 Nghị định 113/2024/NĐ-CP.
(2) Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng:
- Hợp tác xã quy mô lớn có từ 100 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 80 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô vừa có từ 50 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 15 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô nhỏ có từ 20 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 03 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 02 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô siêu nhỏ bao gồm các hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 5 Nghị định 113/2024/NĐ-CP.
(3) Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm:
- Hợp tác xã quy mô lớn có từ 1.000 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 200 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô vừa có từ 500 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô nhỏ có từ 100 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 50 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô siêu nhỏ bao gồm các hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều 5 Nghị định 113/2024/NĐ-CP.
(4) Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và lĩnh vực khác:
- Hợp tác xã quy mô lớn có từ 200 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô vừa có từ 100 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 20 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô nhỏ có từ 20 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 05 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 02 tỷ đồng trở lên;
- Hợp tác xã quy mô siêu nhỏ bao gồm các hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều 5 Nghị định 113/2024/NĐ-CP.
(5) Trường hợp hợp tác xã thỏa mãn các tiêu chí phân loại quy mô hợp tác xã ở nhiều mức khác nhau thì quy mô hợp tác xã được xác định theo mức quy mô lớn nhất.
(6) Việc phân loại quy mô hợp tác xã được thực hiện và ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã.
Khi nào Nghị định 113/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành?
Căn cứ 1 Điều 24 Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2024.
Như vậy, Nghị định 113/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tòa án có được trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Luật TTHC?
- Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
- Cáp viễn thông có được phép đi dọc đường giao thông không? Việc chỉnh trang đường cáp viễn thông thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?
- Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?