CSGT áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
CSGT áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như sau:
(1) Trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ áp dụng theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ trưởng đơn vị là người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(2) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
- Khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông trực tiếp thông báo hoặc phân công cán bộ trong Tổ thông báo cho người vi phạm và những người liên quan có mặt tại đó biết, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính; lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải niêm phong thì tiến hành niêm phong theo quy định tại Điều 18 Thông tư 73/2024/TT-BCA;
- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ. Đối với tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề (đối với trường hợp người vi phạm xuất trình bản giấy giấy phép, chứng chỉ hành nghề);
- Trường hợp khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người điều khiển phương tiện giao thông không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành thì cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản làm việc, biên bản tạm giữ, có chữ ký xác nhận của đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến; sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy ảnh, camera) ghi nhận vụ việc; sử dụng các biện pháp đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ (trực tiếp thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện); xác minh và gửi thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến giải quyết (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 73/2024/TT-BCA);
- Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì cán bộ Cảnh sát giao thông tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự (trừ khi các giấy tờ đó có dấu hiệu nghi giả, cần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan): Giấy phép lái xe, Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng hoặc chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực hoặc chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định) hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt;
- Trường hợp giao phương tiện giao thông bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt cho người vi phạm quản lý, bảo quản thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;
- Thẩm quyền, thủ tục tạm giữ và trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được giao cho người vi phạm 01 bản; trường hợp không giao được trực tiếp thì gửi qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bằng phương thức điện tử (khi đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin);
- Trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp, cập nhật trong tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý, vận hành thì khi tạm giữ giấy tờ, người có thẩm quyền tạm giữ thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử, cập nhật thông tin về việc tạm giữ giấy tờ đó vào cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu, ứng dụng, hệ thống thông tin điện tử khác do Bộ Công an quản lý để người vi phạm, chủ phương tiện (đối với giấy tờ của chủ phương tiện) biết, chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phục vụ các lực lượng chức năng có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
Các loại biên bản, quyết định của người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, trả lại giấy tờ được thực hiện theo biểu mẫu quy định của pháp luật và có thể được gửi bằng phương thức điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, ứng dụng, hệ thống thông tin điện tử khác khi đủ điều kiện kỹ thuật thực hiện.
CSGT áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính từ ngày 1/1/2025 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Cảnh sát giao thông kết thúc tuần tra, kiểm soát như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định khi kết thúc thời gian tuần tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc sau:
- Tổ trưởng có trách nhiệm
+ Họp Tổ để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào nhật ký trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ về tình hình trật tự, an toàn giao thông, kết quả tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, những vấn đề khác có liên quan, đề xuất, kiến nghị và ký xác nhận;
+ Báo cáo tình hình, kết quả của Tổ;
+ Các đơn vị, địa phương đã được trang bị App VNeCSGT thì thực hiện việc ghi nhận các nội dung tại điểm a, điểm b khoản này trên App VNeCSGT.
- Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị: Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính, các giấy tờ liên quan, tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tiền phạt tại chỗ, các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, các phương tiện khác; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang bị khác. Việc bàn giao phải ghi vào sổ theo quy định, được người giao và người nhận ký, ghi rõ họ tên và phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về việc bàn giao.
Thông tư 73 có hiệu lực khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Như vậy, Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng ký mẫu con dấu là gì? Cơ quan tổ chức nhà nước có phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng không?
- Hồ sơ cấp mới chứng nhận đăng ký xe, biển số xe từ 2025 theo Thông tư 79/2024 bao gồm những gì?
- Mẫu Báo cáo số lượng cán bộ được đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm theo Thông tư 2 Bộ Nội Vụ?
- Có những đơn vị kế toán công đoàn nào? Trưởng phòng kế toán cơ quan công đoàn phải có kinh nghiệm làm việc như thế nào?
- Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn, phỏng theo một truyện đã đọc hay chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?