Công văn 2937/CV-ĐCSKT-MT năm 2024 và danh sách 185 công ty mua bán trái phép hóa đơn theo Công văn 2937?
Công văn 2937/CV-ĐCSKT-MT năm 2024 và danh sách 185 công ty mua bán trái phép hóa đơn theo Công văn 2937?
Ngày 30/9/2024, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn 2937/CV-ĐCSKT-MT năm 2024 về việc đề nghị giải quyết vụ án hình sự.
Theo đó, hiện nay Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang điều tra vụ án "Mua bán trái phép hóa đơn” theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự 43/QĐ-CSĐT ngày 20/04/2024 và Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự 13/QĐ-ĐCSKT-MT ngày 27/10/2024 của Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Quá trình điều tra xác định đã có hành vi mua lại và lập mới 185 công ty (có danh sách 185 công ty mua bán trái phép hóa đơn kèm theo), sử dụng các công ty này nhằm thực hiện hành vi xuất bán trái phép hóa đơn.
Căn cứ tài liệu do đơn vị quản lý thuế và đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử của 185 công ty nêu trên xác định các công ty này xuất hóa đơn cho nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn cả nước.
Tải về Công văn 2937/CV-ĐCSKT-MT năm 2024 và danh sách 185 công ty mua bán trái phép hóa đơn tại đây
Xem thêm: Lịch nộp thuế 2024 quan trọng doanh nghiệp, kế toán cần lưu ý
Công văn 2937/CV-ĐCSKT-MT năm 2024 và danh sách 185 công ty mua bán trái phép hóa đơn theo Công văn 2937? (Hình từ internet)
Hành vi mua bán trái phép hóa đơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán trái phép hóa đơn như sau:
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, đối với cá nhân phạm tội mua bán trái phép hóa đơn thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 5 năm.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị phạt tiền lên đến 01 tỷ đồng, ngoài ra còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Hành vi nào được xác định là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:
- Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
- Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
- Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
- Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
- Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?